Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh

I. Lý do khách quan:

Như chúng ta đã biết: Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục. Đã là nền tảng thì nó có vai trò vô cùng quan trọng. Cũng như một ngôi nhà, nền móng có tốt thì ngôi nhà đó mới vững trãi. Tiểu học cũng vậy, sự nghiệp giáo dục có phát triển tốt, có thành công lớn thì ngay từ ngày đầu, bậc học đầu tiên phải làm nền thật tốt. Trong mục tiêu giáo dục Tiểu học có ghi: “ Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học và đi vào cuộc sống lao động”.Một trong những kĩ năng cơ bản của học sinh Tiểu học là viết chữ.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nét chữ cũng là một biểu hiện của nét người”. Mà nết người là sự hoà hợp giữa tình cảm và trí tuệ. Trong quá trình dạy học song song với việc rèn các kĩ năng: Nghe, nói, đọc và tính toán. Tôi luôn luôn chú ý rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh. Cùng với việc rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp là giữ gìn sách vở gọn ngàng, sạch sẽ. Thực tế tôi cũng rất tâm huyết với phong trào: “Rèn chữ đẹp - giữ vở sạch” cho học sinh. Vì đó cũng chính là một trong những nội dung giáo dục quan trọng ở tiểu học. Thông qua hoạt động đó sẽ hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen và phẩm chất tốt cho học sinh.

II. Lý do chủ quan

Thực trạng, qua thăm nắm học sinh trong trường, cũng như một số trường bạn. Đặc biệt là các trường ngọai vi thành phố, tôi thấy hiện nay học sinh chưa chú ý vào việc rèn chữ giữ vở. Sách vở còn nhàu nát, quăn góc và rất bẩn. Chữ viết tuỳ tiện, chẳng theo một cỡ nào, nét cao, nét thấp, viết hoa tuỳ tiện. Đặc biệt là các luật chính tả nắm rất lơ mơ nên dẫn đến viết sai tiếng Việt. Thể hiện sự cẩu thả, thiếu khoa học. Nguyên nhân là do giáo viên chưa thật sự chuẩn mực về viết bảng, thiếu kinh nghiệm trong khi hướng dẫn học sinh học tập cũng như các thao tác viết. Giáo viên viết bảng hoặc phê vào vở của học sinh cũng rất tuỳ tiện. Trong các tầng lớp phụ huynh, cũng có những người nhận thức không đúng đắn về việc rèn chữ cho học sinh. Tôi đã từng được nghe họ bàn luận trong lúc trò chuyện : “Bây giờ là thời đại của máy vi tính, cho nên cần gì phải rèn tập viết cho nó khổ trẻ con”. Chính vì lẽ đó mà phần nào học sinh đã sao nhãng trong việc rèn chữ của mình. Vì thế mà trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh bản thân tôi không đồng tình ủng hộ những quan điểm đó. Cần phải xoá bỏ ngay những tư tưởng như vậy.

Xuất phát từ thực tế, tôi mạnh dạn viết nên sáng kiến. Đó cũng chính là những việc mà tôi đã làm hàng ngày và có hiệu quả cao. Các bạn đồng nghiệp chắc sẽ có rất nhiều bạn trùng lặp ý kiến của tôi, nhưng chưa có dịp trao đổi. Hôm nay tôi viết ra những điều mà chúng ta cũng đã từng làm để ta cùng tham khảo và cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng.

doc 15 trang Khải Lâm 29/12/2023 3020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh
ùng với việc rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp là giữ gìn sách vở gọn ngàng, sạch sẽ. Thực tế tôi cũng rất tâm huyết với phong trào: “Rèn chữ đẹp - giữ vở sạch” cho học sinh. Vì đó cũng chính là một trong những nội dung giáo dục quan trọng ở tiểu học. Thông qua hoạt động đó sẽ hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen và phẩm chất tốt cho học sinh.
II. Lý do chủ quan
Thực trạng, qua thăm nắm học sinh trong trường, cũng như một số trường bạn. Đặc biệt là các trường ngọai vi thành phố, tôi thấy hiện nay học sinh chưa chú ý vào việc rèn chữ giữ vở. Sách vở còn nhàu nát, quăn góc và rất bẩn. Chữ viết tuỳ tiện, chẳng theo một cỡ nào, nét cao, nét thấp, viết hoa tuỳ tiện. Đặc biệt là các luật chính tả nắm rất lơ mơ nên dẫn đến viết sai tiếng Việt. Thể hiện sự cẩu thả, thiếu khoa học. Nguyên nhân là do giáo viên chưa thật sự chuẩn mực về viết bảng, thiếu kinh nghiệm trong khi hướng dẫn học sinh học tập cũng như các thao tác viết. Giáo viên viết bảng hoặc phê vào vở của học sinh cũng rất tuỳ tiện. Trong các tầng lớp phụ huynh, cũng có những người nhận thức không đúng đắn về việc rèn chữ cho học sinh. Tôi đã từng được nghe họ bàn luận trong lúc trò chuyện : “Bây giờ là thời đại của máy vi tính, cho nên cần gì phải rèn tập viết cho nó khổ trẻ con”. Chính vì lẽ đó mà phần nào học sinh đã sao nhãng trong việc rèn chữ của mình. Vì thế mà trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh bản thân tôi không đồng tình ủng hộ những quan điểm đó. Cần phải xoá bỏ ngay những tư tưởng như vậy.
Xuất phát từ thực tế, tôi mạnh dạn viết nên sáng kiến. Đó cũng chính là những việc mà tôi đã làm hàng ngày và có hiệu quả cao. Các bạn đồng nghiệp chắc sẽ có rất nhiều bạn trùng lặp ý kiến của tôi, nhưng chưa có dịp trao đổi. Hôm nay tôi viết ra những điều mà chúng ta cũng đã từng làm để ta cùng tham khảo và cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
“Rèn chữ đẹp - giữ vở sạch” là hai hoạt động liên kết với nhau... kết hợp chặt chẽ với phụ huynh bằng cách: Phiên họp cuối cùng của năm học trước, tôi có đề ra nhiệm vụ và phương hướng cho năm học sau. Trong đó có đề cập tới việc chuẩn bị vở viết cho học sinh thật tốt. Được phụ huynh vui vẻ ủng hộ và nhất trí 100%. Nếu không có dịp gặp phụ huynh ở phiên họp đó, thì phiên họp đầu năm học, ta bàn bạc với phụ huynh cũng không muộn. Cụ thể: Phụ huynh cùng giáo viên sẽ chọn loại vở kẻ ô ly ( có ly ngang - li dọc ). Giấy không bị nhoè. Hiện nay cơ chế thị trường sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của mình đặt ra. Sau đó hướng dẫn phụ huynh bao khít mép bìa, dán nhãn vở. Nếu có điều kiện thì bọc thêm một lượt nilông. Về bút viết: chọn loại bút có nét vừa phải, không to, không bé quá. Thống nhất một loại mực. Khi học sinh sử dụng bút chì ( Học kỳ I của lớp 1) thì ngòi chì vừa phải. Trong giai đoạn này bản thân tôi khi lên lớp luôn có sẵn một cái gọt chì. Nếu em nào bị gãy ngòi là tôi xử lý được ngay. Đến khi học sinh viết bút mực tôi hướng dẫn các em rất tỉ mỉ về cách sử dụng bút: cách mở nắp bút, bơm mực. Khi bơm xong dùng giẻ sạch, lau khô rồi nắp bút lại và vặn cho vừa khít. Tránh vặn chặt quá làm hỏng bút. Khi mở bút viết, tôi hướng dẫn các em: Nếu thấy thân bút có mực, ta lại dùng giẻ sạch lau khô rồi mới viết, tránh mực ra tay làm bẩn vở. Nếu ngòi bút bị tắc mực . Các em dùng giẻ sạch vuốt nhẹ vào ngòi rồi mực sẽ ra. Tuyệt đối không cầm bút vẩy ra lớp, ra vở làm bẩn lớp. Chính vì thế mà tất cả học sinh trong lớp tôi phụ trách rất ít học sinh có những vết mực nhỏ trong vở. Một công việc nữa là: Hằng ngày tôi luôn giáo dục các em giữ gìn, nâng niu và trân trọng quyển vở của mình vì đó chính là sản phẩm lao động của các em và cũng trong quyển vở này còn thể hiện sự kính trọng cô giáo và bố mẹ các em nữa. Thế là học sinh rất vui và làm theo lời cô. Mỗi lần khi mở vở tôi luôn nhắc các em nhẹ nhàng, dùng hai đầu ngón tay lật từng trang. Khi viết tay trái đặt trên trang vở, giữ cho mặt giấy phẳng, để dễ viết khuỷu tay đặt xuôi chiều cùng góc vở. Về m...t đều và đẹp. Nét chữ cũng vậy, chắc chắn sẽ thu hút được người xem. Hàng tháng tôi chấm vở sạch chữ đẹp thì riêng phần vở sạch 100%, học sinh xếp loại A. Còn chữ viết thì sao? Làm thế nào để cho học sinh viết đúng? viết đẹp? viết nhanh? Đảm bảo tốc độ theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng? Sau đây tôi xin nêu những việc mình đã làm để các bạn tham khảo.
2- Viết chữ đẹp:
	Để học sinh viết chữ đẹp thì trước hết cô giáo phải viết đẹp. Nếu bạn nào cho rằng: “Tại hoa tay ít, chữ mình xấu” thì bạn hãy cố gắng tập luyện, chữ sẽ đẹp thôi.
* Về giáo viên: Tôi luôn có ý thức rèn chữ. Mỗi khi viết bảng, khi phê vào vở của học sinh, kể cả viết bài soạn hay viết một văn bản tôi luôn luôn viết cẩn thận, nét chữ rõ ràng, viết đúng luật chính tả để làm gương cho học sinh noi theo và làm chuẩn cho phụ huynh có thể nhìn vào đó, hướng dẫn các em tập viết ở nhà và cộng tác cùng tôi giáo dục, rèn thói quen tốt cho các em. Để có nét chữ đẹp và hấp dẫn người đọc, người xem, tôi chọn phấn viết không cứng quá (khó chuyển nét) phấn cũng không mềm do bị ướt hoặc chất liệu làm phấn kém. Như phấn không bụi hiện nay là tốt. Chữ viết trên bảng tôi luôn thể hiện được nét thanh, nét đậm. Muốn có nét thanh; khi đưa nét chữ lên ta nhẹ tay một chút. Để có nét đậm khi đưa bút xuống ta lăn phấn có cạnh to hơn. Thế là ta có ngay nét thanh, nét đậm. Trên bảng cũng phải viết đúng cỡ chữ của học sinh (Ta nên kẻ bảng cũng có ly như vở học sinh để khi hướng dẫn các em viết cho tiện lợi). Đối với mỗi giáo viên, ngoài việc rèn chữ để có nét chữ đẹp, chúng ta cần phải có đức tính cẩn thận, kiên trì và thật sự yêu thương học sinh. Gắn bó trách nhiệm của mình với từng học sinh. Mỗi giáo viên không chỉ là cô giáo mà còn như người mẹ, người chị của các em.
* Về học sinh: Mỗi học sinh cần có đủ đồ dùng học tập (bút, thước, vở viết.). Có ý thức làm việc học tập khi được cô hướng dẫn.
* Về cơ sở vật chất: Lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
	Có đủ điều kiện phục vụ tốt cho v

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ren_chu_dep_giu_vo_sach_ch.doc