Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý dạy học của hiệu trưởng theo mô hình trường tiểu học mới ở Việt Nam (VNEN) tạiTrường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu

I. LÝ  DO CHỌN ĐỀ TÀI: 

          Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ; hình thành và bồi d­ưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng khoá XI đã nêu rõ mục tiêu: Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.

          Vì vậy, đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục và Đào tạo, nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học. 

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. 

Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới đang biến động từng giờ, từng phút .. đòi hỏi công tác giáo dục phải tích cực biến đổi, trong đó việc đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học là tất yếu. Yêu cầu cần những phương pháp góp phần rất tích cực để họat động quản lý giáo dục để giảm được công sức, nâng cao hiệu quả quản lý và giảng dạy, tiết kiệm được nhiều thời gian, bảo đảm sự chính xác cao trong mọi họat động.

doc 24 trang letan 13/04/2023 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý dạy học của hiệu trưởng theo mô hình trường tiểu học mới ở Việt Nam (VNEN) tạiTrường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý dạy học của hiệu trưởng theo mô hình trường tiểu học mới ở Việt Nam (VNEN) tạiTrường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý dạy học của hiệu trưởng theo mô hình trường tiểu học mới ở Việt Nam (VNEN) tạiTrường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu
hổ thông giai đoạn sau năm 2015. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.
 	Vì vậy, đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục và Đào tạo, nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học. 
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. 
Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới đang biến động từng giờ, từng phút .. đòi hỏi công tác giáo dục phải tích cực biến đổi, trong đó việc đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học là tất yếu. Yêu cầu cần những phương pháp góp phần rất tích cực để họat động quản lý giáo dục để giảm được công sức, nâng cao hiệu quả quản lý và giảng dạy, tiết kiệm được nhiều thời gian, bảo đảm sự chính xác cao trong mọi họat động. 
Quản lý hoạt động dạy học được xem là hoạt động trọng tâm trong quản lý trường học, vì dạy và học thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã được xác định và diễn ra trong suốt năm học. Tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo theo nghị quyết Trung ương Đảng, cho nên việc quản lý dạy học càng trở nên quan trọng. Từ đó cho thấy vai trò của BGH trong việc quản lý hoạt động dạy học theo mục tiêu đào tạo là rất quan trọng.
Thực tế giáo dục nói chung và dạy học nói riêng của nước ta hiện nay còn nhiều biểu hiện hạn chế, thậm chí còn lạc hậu trước những yêu cầu của nền kinh tế xã hội đang đổi mới và yêu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy quản lý hoạt động dạy học là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học để thực hiện chiến lược con người - nhân tố quyết ...u, năng lực bản thân còn hạn chế, chắc chắn sẽ còn nhiều bất cập và thiếu sót. Tôi mong rằng sẽ được quý lãnh đạo các cấp, các đồng nghiệp giúp đỡ, nhận xét và bổ sung góp ý thêm để sáng kiến kinh nghiệm này thêm hoàn thiện hơn.
 	II. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN).
 	1. Căn cứ văn bản: căn cứ chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Tỉnh Gia Lai, Sở Giáo dục và Đào tạo Kbang về công tác quản lý dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN). 
Căn cứ công văn số 5173/BGDĐT-GDTH ngày 10/8/2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo về thực hiện tập huấn mô hình trường học mới VNEN;
Căn cứ công văn số 6444/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn hoạt động dạy học và đánh giá quá trình học tập của học sinh ở các lớp triển khai mô hình trường học mới VNEN;
Căn cứ công văn số 5737/BGDĐT-GDTH, ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô hình trường học mới Việt Nam;
Căn cứ công văn số 995/SGDĐT-GDTH ngày 13 tháng 8 năm 2012 của sở GDĐT Gia Lai về hướng dẫn tạm thời việc thực hiện Dự án Mô hình trường học mới (GPE-VNEN) năm học 2012 – 2013;
Căn cứ công văn số 76/GDĐT, ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Phòng GD&ĐT Kbang về hướng dẫn triển khai hoạt động Dự án Mô hình trường học mới (GPE-VNEN) từ năm học 2012 – 2013;
Căn cứ kế hoạch số 02/KH-THNĐC, ngày 20/8/2012 của trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu. Kế hoạch chỉ đạo thực hiện dự án mô hình trường học mới Việt Nam (GPE-VNEN) từ năm học 2012 – 2013; 
Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-THNĐC, ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu về việc tập huấn giáo viên cấp trường dạy và học lớp 4 theo mô hình VNEN năm học 2013 – 2014. 
2. Cơ sở lý luận:
Xưa nay con người chỉ hiểu học... là học, đi học là... cắp sách đến trường, được thầy (cô) giáo giảng dạy truyền lại cho học trò những kiến thức từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục nhân cách con người. Đó là phương pháp giáo dục của... đem lại cho các cháu, “trứng không thể khôn hơn vịt” được xem là chân lý hiển nhiên. Theo thói quen, thầy chỉ biết dạy là dạy, thầy bắt trò nhắc lại lời mình, trò gào lên rồi cố mà nhớ, em nào nhớ nhiều chứng tỏ em đó thông minh hơn người. Một cung cách dạy học như thế mang lại kết quả cao nhất là cái tầm của người thầy. Con giỏi lắm chỉ bằng cha, trò giỏi lắm chỉ bằng thầy. Những trường hợp "có phúc" đều là ngoại lệ. 
Muốn thay đổi cách làm, vấn đề đầu tiên là phải xem trẻ em là gì? Thừa hưởng cách làm việc lối phân tích của thời đại công nghiệp hoá. Thực nghiệm giáo dục theo mô hình mới (VNEN) ở Việt Nam cũng phải tìm ra những số đo đặc trưng của con em mình, để đến được những câu trả lời đặc trưng của trẻ em nước mình, chứ không phải hô hào "tiến lên", "đuổi kịp các nước khu vực" đã được coi là đủ đổi mới. Những câu "trả lời" của con em lại nằm trong những công việc giao cho các em thực hiện, và đó là nội dung (hoặc ý nghĩa) thứ hai của thực nghiệm giáo dục. Thực nghiệm giáo dục theo mô hình mới (VNEN): 
Trước khi có Thực nghiệm giáo dục theo mô hình mới (VNEN) người ta tập trung vào cách dạy của giáo viên, và việc làm gần như được tiến hành một cách chủ quan, vô căn cứ. Người ta đã nghĩ ra năm bước lên lớp nổi tiếng một thời, được giáo viên nói gọn thành năm tiếng, tổ (chức lớp) - kiểm (tra bài cũ) - giảng (bài mới) - củng (cố bài mới) - dặn (dò học sinh về nhà học thuộc), nghe như đọc kinh, và hiển nhiên qua cả năm bước chẳng thấy đâu là hoạt động của học sinh, mà chỉ rặt thấy thầy cô làm hết tất cả.
Giáo dục theo mô hình mới (VNEN), phải đưa người giáo viên ra khỏi cái vòng kim cô do nhà đại sư Nga Kairov vạch ra. Nhưng bằng cách nào? bằng cách tìm ra hệ thống làm việc cho học sinh hoạt động và để các em tự làm ra sản phẩm giáo dục, là cái được kết đọng lại trong đầu óc mỗi em.
Vẫn chưa hết, giáo dục theo mô hình mới (VNEN) còn tìm ra cho trẻ em hệ thống thao tác học khiến các em thực sự thoát khỏi tình trạng nghe giảng rồi nhắc lại nguyên vẹn lời giáo vi

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_trong_cong_tac_qua.doc