Sáng kiến kinh nghiệm Sự gặp nhau của hai vật dao động điều hòa - Trần Trung Khiêm

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Từ năm học 2006-2007, Bộ giáo dục và đào tạo đã áp dụng hình thức 
thi trắc nghiệm khách quan trong hai kỳ thi quan trọng nhất: Tốt nghiệp THPT 
và tuyển sinh Cao đẳng – Đại học (nay là kỳ thi THPT quốc gia) đối với nhiều 
môn trong đó có Vật Lý. Với trắc nghiệm khách quan thì nội dung kiến thức 
kiểm tra tương đối rộng, xuyên suốt toàn bộ chương trình, dàn trải ở tất cả các 
vấn đề, các dạng toán từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ đến lớn. 
Bởi vậy, với mỗi bài toán đề ra, người giáo viên không chỉ hướng dẫn 
học sinh hiểu bài mà phải tìm cách giải chính xác nhất, nhanh nhất có thể. 
Việc sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều để 
giải các bài tập dao động đã thỏa mãn được điều đó. Tuy nhiên, không phải 
học sinh nào cũng nắm được thuần thục và nhanh nhạy công cụ này do các em 
rất lúng túng khi dùng đường tròn lượng giác và khó tưởng tượng được sự 
tương tự giữa hai loại chuyển động này. Trên thực tế, đã có khá nhiều đề tài 
nghiên cứu xung quanh vấn đề này và đã thu được một số kết quả nhất định. 
Tuy nhiên, các tác giả chưa hoặc còn ít khái quát lại vấn đề, tổng hợp thành 
cách nhớ nhanh, rất ít hoặc chưa đề cập đến bài toán có nhiều vật dao động. 
Để giúp các em dễ dàng hơn khi tiếp cận, có cái nhìn tổng quát và có cơ sở để 
giải quyết các bài tập chương sau, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “SỰ GẶP 
NHAU CỦA HAI VẬT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA”
pdf 19 trang letan 17/04/2023 3940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sự gặp nhau của hai vật dao động điều hòa - Trần Trung Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sự gặp nhau của hai vật dao động điều hòa - Trần Trung Khiêm

Sáng kiến kinh nghiệm Sự gặp nhau của hai vật dao động điều hòa -  Trần Trung Khiêm
................................................................... Trang 6 
1. Liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều ............ Trang 6 
2. Biểu diễn dao động điều hòa cos( )x A t bằng véctơ quay A Trang 6 
3. Cách xác định trạng thái (li độ x, vận tốc v, gia tốc a) của vật dao động điều 
hòa trên đường tròn ............................................................................ Trang 6 
4. Biểu diễn dao động điều hòa bằng số phức ................................... Trang 7 
5. Sử dụng số phức tổng hợp hai dao động bằng máy tính Casio Fx500 và 
Fx570 .................................................................................................. Trang 7 
II. Các dạng bài tập sự gặp nhau của hai vật dao động điều hòa ....... Trang 8 
Dạng 1: Sự gặp nhau của hai vật dao động điều hòa cùng tần số khác biên độ 
 ............................................................................................................ Trang 8 
Dạng 2: Sự gặp nhau của hai vật dao động điều hòa khác tần số cùng biên độ 
 ............................................................................................................ Trang 11 
IIII: Kết quả đạt được khi vận dụng vào thực tế giảng dạy ............... Trang 15 
PHẦN C: KẾT LUẬN ..................................................................... Trang 17 
Tài liệu tham khảo .............................................................................. Trang 19 
 Sự gặp nhau của hai vật dao động điều hòa 
Giáo viên: Trần Trung Khiêm Trang 2 
SỰ GẶP NHAU CỦA HAI VẬT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA 
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Từ năm học 2006-2007, Bộ giáo dục và đào tạo đã áp dụng hình thức 
thi trắc nghiệm khách quan trong hai kỳ thi quan trọng nhất: Tốt nghiệp THPT 
và tuyển sinh Cao đẳng – Đại học (nay là kỳ thi THPT quốc gia) đối với nhiều 
môn trong đó có Vật Lý. Với trắc nghiệm khách quan thì nội dung kiến thức 
kiểm tra tương đối rộng, xuyên suốt toàn bộ chương trình, dà... GẶP 
NHAU CỦA HAI VẬT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA” 
II. SỰ CẦN THIẾT TIẾN HÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
- Việc tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm giúp nâng cao trình độ 
và kiến thức của giáo viên. Giúp giáo viên nhận thức vấn đề sâu sắc, thấu đáo 
 Sự gặp nhau của hai vật dao động điều hòa 
Giáo viên: Trần Trung Khiêm Trang 3 
hơn, tư duy linh hoạt hơn, nâng cao được khả năng giảng dạy, tương tác với 
học sinh đặc biệt là các học sinh khá, giỏi. 
- Xây dựng cho học sinh cách thức tiếp cận, phương pháp tổng quát xử lý 
nhanh các bài tập, các khía cạnh mới của vấn đề liên quan đến dao động điều 
hòa nói chung đặc biệt là dạng toán liên quan đến hai vật cùng dao động điều 
hòa một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. Nâng cao khả năng tư duy 
sáng tạo, nắm vững kiến thức và hoàn thiện kiến thức cho học sinh để các em 
học và thi đạt kết quả cao. 
- Đối với huyện miền núi khó khăn như huyện Kbang, tỉnh Gia Lai thì các loại 
sách tham khảo, báo chí, Internet, văn hóa phẩm, văn hóa đọc...còn rất hạn 
chế. Học sinh không có nhiều điều kiện tiếp cận các vấn đề mới nên qua sáng 
kiến kinh nghiệm này sẽ cung cấp thêm cho học sinh một vấn đề mới, khó 
giúp cho các em hiểu sâu hơn về dao động điều hòa. Chuẩn bị hành trang tốt 
nhất về kiến thức để các em bước vào kỳ thi THPT quốc gia. 
- Qua sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi muốn trao đổi, giao lưu, học 
hỏi với các thầy (cô), anh (chị), các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm 
trong quá trình giảng dạy vật lý để nâng cao trình độ kiến thức, phương pháp 
giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. 
- Xây dựng cho học sinh thói quen làm các bài tập Vật Lý theo khuynh hướng 
trắc nghiệm, đảm bảo đúng chính xác, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian. 
III. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
- Sáng kiến kinh nghiệm này đi sâu phân tích, phân dạng và đề ra phương 
pháp giải các dạng bài tập liên quan đến sự gặp nhau của hai vật dao động 
điều hòa cùng tần số, khác tần số. 
- Phối hợp linh hoạt giữa v...n sự gặp nhau của hai vật dao 
động điều hòa một cách chính xác, khoa học, nhanh gọn và đặc biệt qua sáng 
kiến này sẽ thấy được rõ ràng mối quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao 
động điều hòa. 
- Các bài toán vật lý rất phong phú và đa dạng, không có một phương pháp 
nào tổng quát có thể giải được tất cả các bài. Cho nên trong bài toán sự gặp 
nhau với số lần lớn của hai vật dao động điều hòa khác tần số cùng biên độ ta 
nên giải phương trình lượng giác thì kết quả thu được sẽ tối ưu hơn. Do vậy 
bản thân học sinh cũng như giáo viên cần nắm bắt nhiều cách giải khác nhau 
cho một bài toán, cũng như nắm bắt một cách giải tổng quát cho nhiều bài 
toán. 
IV. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Đề tài này vận dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn 
đều để đưa ra phương pháp giải các bài toán liên quan đến hai vật cùng dao 
động điều hòa. Trên cơ sở những kết quả đã nghiên cứu chương này sẽ giúp 
cho các em học sinh giải quyết được bài tập liên quan ở các chương tiếp theo 
như Sóng cơ, Điện xoay chiều, Dao động và sóng điện từ ... 
 Sự gặp nhau của hai vật dao động điều hòa 
Giáo viên: Trần Trung Khiêm Trang 5 
2. Phương pháp nghiên cứu 
- Tham khảo các tài liệu, sách tham khảo, báo chí, mạng Internet 
- Trong quá trình giảng dạy, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên và các 
dịp tiếp xúc với học sinhtìm hiểu cách tính toán cũng như những khó khăn 
gặp phải của học sinh trong quá trình làm bài tập. 
- Tiến hành khảo sát, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả khi học sinh tiến 
hành làm bài tập theo phương pháp cũ và phương pháp được đề cập trong sáng 
kiến kinh nghiệm này đã xây dựng. 
- Trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp về vấn đề nghiên cứu, tiếp thu 
những kiến thức trao đổi để bổ sung hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm. 
III. PHẠM VI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài nghiên cứu một vấn đề tương đối khó, đề cập đến các dạng bài 
tập nâng cao thường gặp trong đề tuyển sinh cao đẳng – Đ

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_gap_nhau_cua_hai_vat_dao_dong_dieu.pdf