Tài liệu ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020

I. Truyện đọc: sgk

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.

 2. Ý nghĩa:

- Sức khoẻ là vốn quý của con người.

- Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.

3. Cách rèn luyện sức khỏe.

- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm).

- Hằng ngày tích cực luyện tập TDTT.

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

- Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt để.

III. Luyện tập

Bài tập c)

Gây ung thư phổi

Ô nhiễm không khí

Gây mất trật tự...

Tốn kém tiền bạc…

docx 7 trang letan 21/04/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020

Tài liệu ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020
ính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
2. Ý nghĩa: 
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
3. Cách rèn luyện:
- Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..
- Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.
- Trong các hoạt động khác: kiên trì luyện tập TDTT, đấu tranh phòng chống TNXH, bảo vệ môi trường...
	III. Luyện tập
Bài tập a
Đáp án: a, b, e, g
Bài tập d:
Câu tục ngữ đúng với SNKT: 1, 2, 3, 4
BÀI 3. TIẾT KIỆM
Truyện đọc: sgk
Nội dung bài học
1. Tiết kiệm:
- Là biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
2. Ý nghĩa của tiết kiệm:
+ Về đạo đức: Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của mình và xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con người.
+ Về kinh tế: Giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình và đất nước.
+ Về văn hóa: Thể hiện lối sống có văn hóa.
3. Trách nhiệm của công dân:
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận . 
- Sử dụng điện, nước tiết kiệm
- Tranh thủ thời gian làm bài.
- Không tổ chức sinh nhật linh đình
III. Luyện tập:
- Hs giải bài tập a, b, cho ý kiến
- Năng nhặt, chặt bị
- Tích tiểu thành đại.
- Được mùa chớ phụ ngô khoai, phòng khi thất bát lấy ai bạn cùng.
BÀI 4. LỄ ĐỘ
I. Truyện đọc: sgk
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
2. Ý nghĩa:
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh.
3. Cách rèn luyện: 
- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.
- Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.
- Tránh xa và phê phán thá... có nề nếp, kỉ cương, mới có thể duy trì và phát triển.
3. Cách rèn luyện :
- Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện
III. Bài tập:
- Bài tập a:
Đánh dấu x vào hành vi : Đi học đúng giờ, Viết đơn , Đi xe đạp
- Bài tập b: Không. Vì kỉ luật tôn trọng kỉ luật là cách xử xự có văn hóagiúp ta cảm thấy thoải mái, tự do
1. đất có lề, quê có thói.
2. Nước có vua, chùa có bụt.
3. Ăn có chừng, chơi có độ.
4. Ao có bờ, sông có bến.
6. Nhập gia tuỳ tục.	
7. Phép vua thua lệ làng.
BÀI 6. BIẾT ƠN
Truyện đọc: sgk
Nội dung bài học
1. Biết ơn :
- Là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.
2. Ý nghĩa của sự biết ơn:
 - Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
 - Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người 
3. Cách rèn luyện:
- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.
- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ....
- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. 
III. Luyện tập:
* Đáp án đúng: 2, 3, 4, 5.
BÀI 7. YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
I. Truyện đọc : sgk
II. Nội dung bài học
Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên ?
- Thiên nhiên bao gồm: Không khí, vùng biển, vùng trời, đất đai, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...
- Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên, biết khai thác từ thiên nhiên những những gì có lợi cho con người và khắc phục hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra.
- Ví dụ: Bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng, trồng và chăm sóc cây xanh,...ung có ích.
2. Ý nghĩa:
 - Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ.
- Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
3. Cách rèn luyện:
- Thành thật, thương yêu, tôn trọng, bình đẳng, giúp đỡ nhau.
- Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục.
- Tránh vụ lợi, ích kỉ, bao che khuyết điểm cho nhau.
III. Luyện tập:
Bài tập a: Đáp án đúng: 1, 2, 3, 4, 7
Bài tập b: * B.hiện sống chan hoà:
- Sống chân thành, cởi mở, vui vẻ.
- Biết nhường nhịn.
- Sống trung thực, thẳng thắn, ko đố kị.
- Ko dấu dốt, nói xấu bạn bè.
- Biết đấu tranh với những thiếu sót của bạn.
* B.hiện chưa biết sống chan hoà:
- Sống đố kị, ghen ghét người #.
- Luôn nói xấu, lợi dụng người #.
- Ko q.tâm tới mọi người.
Bài tập c:
- Thành thật, thương yêu, tôn trọng, bình đẳng, giúp đỡ nhau.
- Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục.
- Tránh vụ lợi, ích kỉ, bao che khuyết điểm cho nhau.
BÀI 9. LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
 Tình huống: sgk
Nội dung bài học
1. Khái niệm
- Lịch sự : là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị : là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
2. Biểu hiện của lịch sự, tế nhị:
- Lịch sự, tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp (nhã nhặn, từ tốn)
- Biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người.
- Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
Ví dụ : Biết chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị, thể hiện lời nói hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng...
3. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:
 + Giao tiếp lịch sự, tế nhị thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý mến.
+ Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp bản thân dễ hòa hợp, cộng tá

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_hoc.docx