Tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12

Chủ đề 1 

PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được khái niệm, nội dung những đặc trưng cơ bản, bản chất của pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.

- Giúp học sinh hiểu được vai trò và giá trị của pháp luật trong đời sống đối với cá nhân, tổ chức, xã hội.

2. Kĩ năng:

- Biết đánh giá hành vi cư xử của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực xã hội. 

3. Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống, học tập và làm theo pháp luật. 

- Nghiêm chỉnh chấp hành những qui định của pháp luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.

II. Nội dung kiến thức cơ bản.

1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của pháp luật.

a. Khái niệm pháp luật.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

- Ví dụ: Luật Hôn nhân- Gia đình, Bộ luật Hình sự, Luật Doanh nghiệp,…

Nội dung của pháp luật quy định về:   

+ Những việc được làm. 

+Những việc phải làm. 

+ Những việc không được làm. 

- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà nước có thẩm quyền ban hành.

b. Đặc trưng cơ bản của pháp luật.

- Tính qui phạm phổ biến: 

+ Tính quy phạm phổ biến là qui tắc xử sự mang tính khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 

+ Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kỳ ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định phải xử sự theo quy định của pháp luật.

VD: PL quy định độ tuổi kết hôn: Nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ đủ từ 18 tuổi trở lên, không thuộc các điều cấm được phép kết hôn.= Quy định chung cho tất cả các công dân khi có đủ điều kiện nói trên.

- Tính quyền lực, tính bắt buộc chung:

+ Pháp luật là những qui định do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của mình.

+ Tính quyền lực, tính bắt buộc chung là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo quy định của pháp luật.

VD: Hành vi vượt đèn đỏ, đi ngược chiều của người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt hành chính= Tính quyền lực.

- Tính xác định chặt chẽ về hình thức:

+ Pháp luật là văn bản có chứa các quy phạm pháp luật, do nhà nước ban hành.

+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức là văn bản phải diễn đạt chính xác, một nghĩa, dể đọc, dể hiểu, dể thực hiện.

+ Các văn bản quy phạm pl nằm trong một hệ thống thống nhất. VB do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản cơ quan nhà nước cấp trên, tất cả phải phù hợp với Hiến pháp.

VD: GV lấy vd về 1 quy phạm pl nào đó để minh họa.

docx 34 trang letan 19/04/2023 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12

Tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 12
àm. 
+Những việc phải làm. 
+ Những việc không được làm. 
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà nước có thẩm quyền ban hành.
b. Đặc trưng cơ bản của pháp luật.
- Tính qui phạm phổ biến: 
+ Tính quy phạm phổ biến là qui tắc xử sự mang tính khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 
+ Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kỳ ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định phải xử sự theo quy định của pháp luật.
VD: PL quy định độ tuổi kết hôn: Nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ đủ từ 18 tuổi trở lên, không thuộc các điều cấm được phép kết hôn.= Quy định chung cho tất cả các công dân khi có đủ điều kiện nói trên.
- Tính quyền lực, tính bắt buộc chung: 
+ Pháp luật là những qui định do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của mình.
+ Tính quyền lực, tính bắt buộc chung là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo quy định của pháp luật.
VD: Hành vi vượt đèn đỏ, đi ngược chiều của người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt hành chính= Tính quyền lực.
- Tính xác định chặt chẽ về hình thức:
+ Pháp luật là văn bản có chứa các quy phạm pháp luật, do nhà nước ban hành.
+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức là văn bản phải diễn đạt chính xác, một nghĩa, dể đọc, dể hiểu, dể thực hiện.
+ Các văn bản quy phạm pl nằm trong một hệ thống thống nhất. VB do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản cơ quan nhà nước cấp trên, tất cả phải phù hợp với Hiến pháp.
VD: GV lấy vd về 1 quy phạm pl nào đó để minh họa.
2. Bản chất của pháp luật.
a. Bản chất giai cấp của pháp luật: 
+ Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. 
+ Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích của ...o
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
- Vì sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật.
+ Không có PL, XH sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.
+ Nhờ có PL, nhà nước phát huy được quyền lực của mình, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan.
- Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?
+ Xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật này phải bảo đảm tính:(Toàn diện, thống nhất, đồng bộ, phù hợp)
+ Thực hiện pháp luật: bằng cách công khai, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục... dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ Bảo vệ pháp luật : bằng cách phát hiện và xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền và nghĩa vụ của CD được quy định trong các văn bản quy phạm pl. Căn cứ vào quy định này, CD thực hiện quyền của mình.
- Thông qua các quy định của pháp luật công dân vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
VD: Khi lợi ích của mình bị xâm hại, công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình.
Chủ đề 2 
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nêu được khái niệm, hình thức thực hiện pháp luật. 
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí 
2. Kĩ năng:
- Giúp học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Thái độ :
- Giúp học sinh có thái độ tôn trọng pháp luật, ủng hộ hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật. 
II. Nội dung kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm, hình thức thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
b. Các hình thức thự...
 Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực, trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lí.
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. 
- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích:
+ Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt ngay hành vi trái pháp luật.
+ Gánh chịu những thiệt hại do họ gây ra.
+ Giáo dục, răng đe người khác tránh, kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
- Vi phạm hình sự: là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định ở bộ luật hình sự. Vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội pham, vi phạm đến các quy tắc quản lý của nhà nước. Vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính.
- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm phấp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. Vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự.
- Vi phạm kỉ luật: là hành vi vi phạm đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. (Vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức). Vi phạm kỷ luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
Chủ đề 3 
CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí
- Giúp học sinh nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm bình đẳng của công dân trước pháp luật.
2. Kĩ năng:
- Giúp học sinh khả năng phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. 
3. Thái độ :
- Giúp học sinh biết tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
II. Nội dung kiến thức cơ bản.
Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, 

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12.docx