Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia học kì I môn Ngữ văn Lớp 12

Bài 1.  KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT TK XX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 

1. Kiến thức:

- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975.

   - Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX

2. Kĩ năng:

      Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

II. PHƯƠNG PHÁP: Tự học, thảo luận, thuyết trình

III. NỘI DUNG BÀI HỌC

A. Giai đoạn 1945-1975

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

- Đường lối văn nghệ của Đảng cộng sản đã tạo ra ở đất nước ta một nền văn học thống nhất.

-Văn học phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt : 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.

- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.

- Về văn hóa, điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN (Liên Xô, Trung Quốc…).

2. Quá trình phát triển và các thành tựu chủ yếu

a. Chặng đường 1945-1954

- 1945-1946 : văn học phán ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân khi đất nước ta vừa giành được độc lập.

- Từ cuối năm 1946 : văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

- Một số thể loại và tác phẩm tiêu biểu : 

+ Truyện và kí: “Một lần tới thủ đô” (Trần Đăng); “Đôi mắt” (Nam Cao)…

+ Thơ ca: “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm); “Việt Bắc” (Tố Hữu)…

+ Kịch “Bắc sơn” (Nguyễn Huy Tưởng); “Chị Hòa” (Học Phi)…

docx 42 trang letan 20/04/2023 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia học kì I môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia học kì I môn Ngữ văn Lớp 12

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia học kì I môn Ngữ văn Lớp 12
2. Quá trình phát triển và các thành tựu chủ yếu
a. Chặng đường 1945-1954
- 1945-1946 : văn học phán ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân khi đất nước ta vừa giành được độc lập.
- Từ cuối năm 1946 : văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
- Một số thể loại và tác phẩm tiêu biểu : 
+ Truyện và kí: “Một lần tới thủ đô” (Trần Đăng); “Đôi mắt” (Nam Cao)
+ Thơ ca: “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm); “Việt Bắc” (Tố Hữu)
+ Kịch “Bắc sơn” (Nguyễn Huy Tưởng); “Chị Hòa” (Học Phi)
b. Chặng đường 1945-1964
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề của hiện thực đời sống: “Sống mãi với thủ đô” (Nguyễn Huy Tưởng); “Sông Đà” (Nguyễn Tuân); 
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ: “Gió lộng” (Tố Hữu); “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên)
- Kịch: “Đảng viên” (Học Phi)
c. Chặng đường 1965- 1975 
Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Truyện, kí: “Người mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi); “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành); “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (Nguyễn Tuân)
- Tiểu thuyết: “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu)
- Thơ ca : “Ra trận”; “ Máu và hoa” (Tố Hữu); “Đầu súng trăng treo” (Chính Hữu)
- Kịch: “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình); “Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng Cẩm).
3. Đặc điểm cơ bản
a. Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước:
+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo là tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
+ Tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
+ Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang.
b.Nền văn học hướng về đại chúng:
+ Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh chủ yếu vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng cho sáng tác văn học.
+ Hình tượng chính của văn học giai đoạn này là hình tượng người chiến sĩ, người lao động, hình tượng quần chúng với tư tưởng và tư thế mới của người làm chủ cuộc sống.
+ Các ...ời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. 
- Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. 
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
- Sự nở rộ ở thể loại trường ca: “Những người lính đi tới biển”(Thanh Thảo); “Đất nước hình tia chớp” (Trần Mạnh Hảo)
- Một số tập thơ có giá trị: “Tự hát” (Xuân Quỳnh); “Thư mùa đông” (Hữu Thỉnh) 
- Văn xuôi có nhiều khởi sắc: “Mùa lá rụng trong vườn” (Ma Văn Kháng); “Thời xa vắng” (Lê Lựu)
- Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày: “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu); Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường); hồi kí “Cát bụi chân ai” (Tô Hoài).
- Kịch nói phát triển mạnh mẽ: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
C. Kết luận
	- Văn học giai đoạn 1945-1975 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng.
	- Ở giai đoạn sau 1975 văn học bước vào công cuộc đổi mới ngày càng toàn diện và sâu sắc.
Bài 2. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (HỒ CHÍ MINH)
A. NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:
- Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
- Tác phẩm: Gồm ba phần:
 + Phần một: Nguyên lí chung; 
 +Phần hai: Vạch trần những tội ác của thực dân Pháp; 
 + Phần ba: Tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc.
	2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về qunan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
- Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
II. PHƯƠNG PHÁP: Tự học, thảo luận, thuyết trình
III. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
- Văn nghệ phải p...hững áng văn chính luận tiêu biểu của HCM cho thấy tác giả viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu, ghét sâu sắc, mãnh liệt, nồng nàn. 
* Truyện và kí.
+ Tác phẩm tiêu biểu: “ Vi hành”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, Kí: “Vừa đi đường vừa kể chuyện” (1963)
+ Nội dung: Dựa trên những sự kiện có thật, tác giả hư cấu tưởng tượng để tấn công thực dân và phong kiến tay sai. Tác phẩm cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, giàu tính hiện đại và giàu chất trí tuệ.
* Thơ ca.
 	+Tác phẩm tiêu biểu.Tập “Nhật ký trong tù” (1942 – 1943) ; “Thơ Hồ Chí Minh” (1967); “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh”.
+ Nội dung: 
Tập thơ “ Nhật kí trong tù” mang nội dung tố cáo chế độ nhà tù tàn bạo của bọn Quốc dân Đảng và thể hiện một tâm hồn lớn và nhân cách cao đẹp của Bác. 
“Thơ Hồ Chí Minh”: thể hiện tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ và ngợi ca sức mạnh quân dân trong kháng chiến. 
 “Thơ chữ Hán”: viết về đề tài kháng chiến, tình bạn và những tâm tình riêng. 
3..Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
	Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng:
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Văn chính luận àm vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn khi ôn tồn, thấu tình đạt lí; khi đanh thép, mạnh mẽ hùng hồn.
- Truyện và kí : hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
- Thơ ca: thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh. Thơ của Người có thể chia làm 2 loại, mỗi loại lại có những nét phong cách riêng:
+ Những bài thơ tuyên truyền cách mạng thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
+ Những bài thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mĩ hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển, bằng chữ Hán có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc, s

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_thpt_quoc_gia_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_12.docx