Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Bài 1: NHÌN CHUNG VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN

a. Văn học dân gian

- hoàn cảnh ra đời: trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội…

- Đối tượng sáng tác: Chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới à văn học bình dân, sáng tác mang tính cộng đồng.

- Đặc tính: Tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản.

- Thể loại: Phong phú: Truyện, ca dao dân ca, vè, câu đố, chèo…

- Nội dung: Rất sâu sắc.

          + Tố cáo xã hội cũ, thông cảm với những nối nghèo khổ,

          + Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lý…

          + Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn…

          + Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện lòng lạc quan, yêu đời, tin tưởng ở tương lai.

b. Văn học viết

- Chữ viết: Chữ Hán, Nôm, Quốc Ngữ, tiếng Pháp (NAQ)

Tuy viết bằng tiếng nước ngoài nhưng nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dân tộc à tính dân tộc đậm đà.

- Nội dung: Bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kỳ, thời đại.

          + Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc.

          + Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí.

          + Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng

          + Ca ngợi lao động xây dựng

          + Ca ngợi thiên nhiên

          + Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, mẹ cha.

2. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam (chủ yếu là văn học viết)

a. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 19

Là thời kỳ văn học trung đại, trong điều kiện xã hội phong kiến về cơ bản vẫn giữ được nền độc lập dân  chủ .

- Văn học yêu nước chống xâm lược: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu.

- Văn học tố cáo xã hội phong kiến, thể hiện khát vọng tự do yêu đương hạnh phúc: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

b. Từ đầu thế kỷ 20 à 1945.

- Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỷ: Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc.

- Sau 1930: Lãng mạn: Nhớ Rừng (Thế Lữ)

                    Hiện thực: Tắt đèn (Ngô Tất Tố) 

                    Cách mạng: Khi con tu hú (Tố Hữu)

doc 29 trang Khải Lâm 29/12/2023 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Tài liệu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn
ức, nhân nghĩa, dũng khí.
	+ Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng
	+ Ca ngợi lao động xây dựng
	+ Ca ngợi thiên nhiên
	+ Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, mẹ cha.
2. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam (chủ yếu là văn học viết)
a. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 19
Là thời kỳ văn học trung đại, trong điều kiện xã hội phong kiến về cơ bản vẫn giữ được nền độc lập dân chủ .
- Văn học yêu nước chống xâm lược: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn học tố cáo xã hội phong kiến, thể hiện khát vọng tự do yêu đương hạnh phúc: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
b. Từ đầu thế kỷ 20 à 1945.
- Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỷ: Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc.
- Sau 1930: Lãng mạn: Nhớ Rừng (Thế Lữ)
 Hiện thực: Tắt đèn (Ngô Tất Tố) 
	 Cách mạng: Khi con tu hú (Tố Hữu)
c. Từ năm 1945 à 1975.
- Văn học kháng chiến chống Pháp: Đồng chí, Cảnh khuya, rằm tháng Giêng, Đêm nay Bác không ngủ.
- Văn học kháng chiến chống Mỹ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, những ngôi sao ...
- Văn học về cuộc sống lao động: Đoàn thuyền đánh cá, vượt thác.
d. Sau 1975:
- Văn học viết về chiến tranh (hồi ức, kỷ niệm)
- Viết về sự nghiệp xây dựng đất nước đổi mới
3. Mấy nét đặc sắc nổi bật của Văn học Việt Nam (Truyền thống của văn học dân tộc):
a. Tư tưởng yêu nước: Chủ đề lớn, xuyên suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (lòng căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hy sinh và xả thâm vì tình đồng chí, đồng đội, niềm tin chiến thắng) Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ
b. Tinh thần nhân đạo:
Tinh thần yêu nước và tinh thần thương yêu con người đã hòa quyện thành tinh thần nhân đạo (tố cáo bóc lột, thông cảm với con người nghèo khổ, lên tiếng bênh vực quyền lợi con người nhất là phụ nữ, khát vọng tự do hạnh phúc) Truyện Kiều- Nguyễn Du, Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương
c. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan:
Trải qua thời k...ính yêu, biết ơn sâu sắc, niềm thương nhớ Bác khôn nguôi:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
.. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
_ Hòa cùng nguồn cảm xúc dạt dào của nhà thơ, chúng ta sẽ cảm nhận và rung động sâu xa trước tình cảm chân thành, thắm thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
II/ THÂN BÀI: (Kết hợp phân tích nghệ thuật và nội dung)
KHỔ 1: 
_ Như một người con xa, nay mới có dịp được trở về viếng thăm “người cha” đã khuất, Viễn Phương vô cùng bồi hồi, xúc động:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
_ Trong tâm trạng của người con miền Nam “mong Bác nỗi mong cha”, nhà thơ bày tỏ tình cảm chân thành, tha thiết của mình đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Tác giả xưng “con” biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng đối với Bác.
_ Giờ đây, đứng trước lăng mộ của Người, trong lòng nhà thơ dâng trào bao xúc động, nghẹn ngào. Nguồn cảm xúc ấy cứ dâng trào mãnh liệt:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Từ cảm “ôi” đã diễn tả niềm cảm xúc sâu xa của nhà thơ trước cảnh tượng thiêng liêng nơi lăng Bác.
_ Hình ảnh gợi tả “hàng tre xanh xanh” thật gần gũi, thân thương, biểu tượng cho làng quê Việt Nam tràn đầy sức sống dồi dào, mãnh liệt. Dù có phải trải qua bao “bão táp mưa sa” nhưng hàng tre vẫn xanh tươi, vẫn vươn lên mạnh mẽ. Từ bao đời nay, tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam có chí khí cao cả, có sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường, bất khuất:
“Loài tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường.”
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )
_ Trong tâm hồn nhà thơ thì hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác biểu tượng cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ trang nghiêm, chỉnh tề, vững vàng bên lăng Bác. Dù trong hoàn cảnh nào, cả dân tộc vẫn giữ trọn tấm lòng thành kính hướng về Bác.
KHỔ 2:
_ Với tấm lòng thành kính Viễn Phương tiếp tục suy tưởng khi đứng trước lăng Bác, ngợi ca công ơn của Người:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lă...ng đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
_ Hình ảnh tiêu biểu, sinh động “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên trước mắt người đọc cảnh nhân dân từ mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội để viếng thăm lăng Bác.
_ Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những “tràng hoa” đời tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Những tràng hoa tươi thắm ấy tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ của Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong lòng công ơn to lớn của Bác.
_ Với lòng biết ơn vô hạn, Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, giàu ý nghĩa tượng trưng “bảy mươi chín mùa xuân” để ca ngợi sự cống hiến, hi sinh cao cả của Bác Hồ kính yêu. Cuộc đời của Người là “bảy mươi chín mùa xuân” tươi đẹp, cống hiến trọn vẹn cho dân tộc, cho đất nước. Suốt hơn nữa thế kỉ, Bác đã chiến đấu, hy sinh để đem lại độc lập tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sự cống hiến của Bác thật cao cả, vĩ đại! Vì vậy Bác còn sống mãi trong niềm ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân.
KHỔ 3:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
_ Bác đang yên nghỉ giữa lòng quê hương, đất nước thân yêu. Tác giả đã chọn lọc một hình ành đặc sắc, sinh động, giàu sức gợi cảm “vầng trăng sáng dịu hiền” để ca ngợi tâm hồn trong sáng cao đẹp tuyệt vời của Bác. Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác mãi mãi là một vầng trăng ngời ngời tỏa sáng tình yêu thương cho con người và cuộc đời.
_ Hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi.
_ Hình ảnh vầng trăng vĩnh hằng của trời đất, tượng trưng cho sự bất tử của Bác. Vị cha già kính yêu của dân tộc còn sống mãi cùng non sông, đất nước, sống mãi trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
_ Trong tình cảm của dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi nhưng trong thực tế, Bác đã vĩnh biệt chúng ta. Vì vậy, nhà thơ vô cùng đau đớn thương tiếc Bác:
Vẫn biết trời xanh là mãi

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc