Tài liệu ôn thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt

PHẦN MỘT: KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TIẾNG VIỆT

  1. Ngữ âm và chữ viết
  • Nắm được quy tắc viết chính tả.
  • Cách viết hoa tên người,tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.
  • Cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh) và vần (vần đệm, âm chính, âm cuối).
    1. Từ vựng
  • Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người.
  • Cấu tạo từ: từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép).
  • Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển), từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ tượng thanh, từ tượng hình.
    1. Ngữ pháp
  • Từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.
  • Các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ; trạng ngữ.
  • Câu chia theo cấu tạo:

+ Câu đơn

+ Câu ghép

Cách nối các vế của câu ghép:

* Nối bằng các từ có tác dụng nối: quan hệ từ, cặp từ hô ứng.

*Nối trực tiếp (giữa các vế có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm).

  • Câu chia theo mục đích nói: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.
  • Dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
    1. Biện pháp tu từ
  • So sánh
  • Nhân hoá
  • Chơi chữ: dựa trên hiện tượng đồng âm
doc 29 trang Khải Lâm 30/12/2023 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt

Tài liệu ôn thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt
 phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
Biện pháp tu từ
So sánh
Nhân hoá
Chơi chữ: dựa trên hiện tượng đồng âm
II. TẬP LÀM VĂN
Các kiểu văn bản
Kể chuyện
Miêu tả (tả người, tả cảnh)
Viết thư
Một số văn bản thông thường (theo mẫu): đơn, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình hoạt động.
Lưu ý
Cấu tạo ba phần của văn bản.
Đoạn văn kể chuyện và miêu tả.
Liên kết câu, liên kết đoạn văn:
+ Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
+ Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
III. VĂN HỌC
Một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về tự nhiên, xã hội, con người.
Văn bản: Nắm được tên tác giả, đầu đề văn bản, đề tài, thể loại; hiểu được nội dung ý nghĩa; nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của văn bản (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật,)
PHẦN HAI: ĐỀ LUYỆN TẬP
ĐỀ 1
PHẦN I
Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam,Tiếng Việt 4)
Ghi lại các động từ trong hai dòng thơ đầu.
Ghi lại các tính từ trong hai dòng thơ:“Nòi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”.
“Bão bùng” là từ ghép hay từ láy?
Đoạn thơ trên đã nói lên những phẩm chất nào của tre? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để ca ngợi những phẩm chất đó? Cách nói ấy hay ở chỗ nào?
Với mỗi từ đơn “truyền “ và “chuyền”, hãy đặt những câu trọn nghĩa.
Ghi lại một thành ngữ có từ “nhường”.
PHẦN II
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) tả vẻ đẹp của dòng sông dựa vào ý thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)
ĐỀ 2
PHẦN I
Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thế đấy, biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời. Trời xa....
Câu văn : “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”có dùng những biện pháp nghệ thuật nào ? Cái hay của cách nói đó là gì ?
Đoạn văn gợi cho em những cảm xúc gì ?
PHẦN II
Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả
Vút phi lao gió thổi trên bờ
(Đỗ Nhuận, Việt Nam quê hương tôi)
Đất nước Việt Nam có nhiều vùng biển đẹp, hãy tả lại vẻ đẹp của một cảnh biển trong một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng).
ĐỀ 3
PHẦN I
Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng.
(Tô Hoài, Quang cảnh làng mạc ngày mùa,Tiếng Việt 5)
Ghi lại 8 từ chỉ màu vàng với các sắc độ khác nhau trong đoạn văn. Nhiều sắc vàng khác nhau ấy có tác dụng gì ?
Các từ : “vàng xuộm”, “vàng hoe”, “vàng lịm” có phải là những từ đồng nghĩa không ? Có thể thay thế các từ đó cho nhau được không ? Vì sao ?
Câu văn “Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.” có sử dụng biện pháp tu từ gì ?
Đoạn văn trên có những từ láy nào ?
Ghi lại một câu văn trong đoạn văn trên có vị ngữ đảo lên trước chủ ngữ, gạch chân vị ngữ.
Đoạn văn cho thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào ?
PHẦN II
Một ...ại quang cảnh một con đường mà em gắn bó vào giờ mọi người đi làm trong một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng).
ĐỀ 5
PHẦN I
Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa. Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)
(Nguyễn Đức Mậu, Hành trình của bầy ong, Tiếng Việt 5)
Ghi lại các từ láy trong đoạn thơ trên. Nói rõ đó là kiểu láy gì ?
Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào ? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt ?
Nhà thơ viết : “Bập bùng hoa chuối” gợi cho em hình dung như thế nào ?
Em hiểu nghĩa câu thơ : “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.”thế nào ?
Hai câu thơ đặt trong ngoặc đơn có ý nghĩa gì ?
Đoạn thơ ca ngợi điều gì ở loài ong ?
PHẦN II
Sau cơn mưa rào, mọi vật thật tươi tắn, rực rỡ. Em hãy tả lại quang cảnh nơi em ở lúc cơn mưa vừa tạnh trong một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng).
ĐỀ 6
PHẦN I
Đọc thầm đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyển nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
(Nguyễn Phan Hách, Kì diệu rừng xanh, Tiếng Việt 5)
Nội dung chính của đoạn văn đầu nói về điều gì ? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vao_lop_6_mon_tieng_viet.doc