Bài tập môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020

Câu 1: Trong các xưởng dệt người ta thường treo những tấm kim loại đã bị nhiễm điện trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích.

Câu 2: Trong các cơn dông thường thấy có chớp (là tia lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa) kèm theo tiếng sấm vang rền. Bằng kiến thức của mình về sự nhiễm điện em hãy giải thích hiện tượng nói trên.

Câu 3: Lấy 1 vật nhiễm điện âm đưa gần 1 quả cầu treo trên 1 sợi chỉ tơ. Hãy cho biết trong các trường hợp sau, quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì?

  1. Quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện.
  2. Quả cầu bị đẩy ra xa vật nhiễm điện.

Câu 4: 

a. Hiện tượng sau đây xảy ra như thế nào, tại sao? Khi:    

- Hai mảnh ni lông giống nhau, sau khi cọ xát như nhau bằng vải khô và đặt gần nhau.

- Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.

b. Hai quả cầu nhẹ được treo trên sợi dây mềm khi đưa lại gần nhau( không chạm nhau) thì chúng hút nhau, có thể nhận xét gì về sự nhiễm điện của hai quả cầu đó.

doc 2 trang letan 14/04/2023 1640
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020

Bài tập môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020
iện của hai quả cầu đó.
Câu 5: Thanh thủy tinh sau khi cọ sát vào lụa, đưa lại gần quả cầu kim loại treo trên giá bằng sợi chỉ tơ. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi chạm vào quả cầu lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích?
Câu 6: Tại sao các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?
Câu 7: Lấy thanh thủy tinh cọ sát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B, hút vật C và hút vật D.
Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Các vật B, C, D nhiễm điện gì? ; C và D; B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy?
Câu 8: Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79e. Hỏi:
a. Trong nguyên tử vàng có bao nhiêu êlêctrôn bay xung quanh hạt nhân? Vì sao em biết điều đó?
b. Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2 êlêctrôn nữa hoặc mất đi 2 êlêctrôn thì điện tích của hạt nhân có thay đổi không? Tại sao?
Câu 9: Dùng một thanh thủy tinh đẵ nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích điều đó. 
Câu 10: Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn?
----------Hết------------

File đính kèm:

  • docbai_tap_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2019_2020.doc