Bài tập ôn tập Vật lí 9 - Chủ đề Điện từ học (Nhận biết)

Câu 1: Qui tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều của 

A. lực từ trong ống dây có dòng điện.

B. lực điện từ. 

C. đường sức từ trong ống dây có dòng điện.

D. dòng điện.

Câu 2: Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có hình dạng là những đường 

A. cong kín.

B. cong hở.

C. tròn.

D. thẳng song song.

Câu 3: Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải, ta phải đặt bàn tay sao cho chiều của dòng điện trong các vòng dây theo chiều

A. từ cổ đến ngón tay.

B. của 4 ngón tay.

C. xuyên vào lòng bàn tay.

D. của ngón tay cái.

Câu 4: Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng 

A. của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

B. từ của nam châm lên ống  dây có dòng điện chạy qua.

C. của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.   

D. từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Câu 5: Vật nào sau đây hoạt động dựa trên tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua? 

A. Mỏ hàn điện.

B. Loa điện.

C. Bóng đèn dây tóc.

D. Ấm điện.

doc 13 trang Khải Lâm 29/12/2023 2240
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Vật lí 9 - Chủ đề Điện từ học (Nhận biết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập ôn tập Vật lí 9 - Chủ đề Điện từ học (Nhận biết)

Bài tập ôn tập Vật lí 9 - Chủ đề Điện từ học (Nhận biết)
u 6: Trong loa điện, khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây thay đổi, ống dây sẽ 
A. quay theo khe hở giữa hai từ cực của nam châm.
B. dao động dọc theo khe hở giữa hai từ cực của nam châm.
C. chuyển động thẳng đều giữa hai từ cực của nam châm.
D. đứng yên trong khe hở giữa hai từ cực của nam châm.
Câu 7: Bộ phận chính của loa điện là 
A. nam châm vĩnh cửu và ống dây gắn với màng loa.
B. nam châm điện và ống dây gắn với màng loa.
C. nam châm vĩnh cửu và khung dây.
D. khung dây và ống dây gắn với màng loa.
Câu 8: Bộ phận chủ yếu của rơle điện từ là 
A. một nam châm vĩnh cửu và một thanh sắt non.
B. một nam châm vĩnh cửu và một thanh thép.
C. một nam châm điện và một thanh sắt non.
D. một nam châm điện và một thanh thép.
Câu 9: Kim loại giữ được từ tính lâu dài sau khi đã bị nhiễm từ là
A. nhôm.	
B. thép.	
C. sắt non. 	
D. đồng.
Câu 10: Kim loại dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu là
A. thép.	
B. sắt non.	
C. đồng.	
D. nhôm.
Câu 11: Vật liệu dùng làm lõi nam châm điện là
A. thép.	
B. đồng.	
C. sắt.	
D. sắt non.
Câu 12: Muốn nam châm điện mất hết từ tính cần
A. ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm. 
B. thay lõi sắt non bằng lõi niken trong lòng ống dây.
C. lấy lõi sắt non ra khỏi lòng ống dây.
D. tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây.
Câu 13: Cấu tạo của nam châm điện đơn giản gồm:
A. Một sợi dây dẫn điện quấn thành nhiều vòng ở giữa có lõi đồng. 
B. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua, trong đó có một lõi nam châm. 
C. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua, trong đó có một lõi sắt non. 
D. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua, trong đó có một lõi thép.
Câu 14: Những vật liệu có thể bị nhiễm từ khi đặt trong từ trường là
A. sắt, đồng, thép, niken.	
B. thép, coban, nhôm, sắt.
C. niken, thép, coban, sắt.	
D. đồng, nhôm, sắt, thép.
Câu 15: Muốn cho một đinh thép trở thành một nam châm ta
A. hơ đinh trên lửa.	
B. dùng ...ên qua tiết diện S của cuộn dây 
A. lớn.	 
B. không thay đổi.	
C. biến thiên.	 
D. nhỏ.
Câu 20: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. tăng dần theo thời gian. 
B. giảm dần theo thời gian.
C. tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian. 
D. đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
Câu 21: Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều do
A. dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần.
B. dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
C. cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng.
D. hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng.
Câu 22: Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều? 
A. Đèn pin đang sáng. 
B. Nam châm điện. 
C. Bình điện phân. 
D. Quạt trần trong nhà đang quay.
Câu 23: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ
trường.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.
Câu 24: Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.
Câu 26: Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ dòng điện xuất hiện 
A. trong cuộn dây khi đặt gần nam châm.
B. trong cuộn dây khi đặt trong từ trường của nam châm.
C. khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
D. trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.
Câu 27: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cu... nào sau đây?
A. Đông – Tây. B. Bắc - Nam. 
C. Tây – Tây Bắc. D. Bắc – Tây Nam.
Câu 34. Khi đưa hai đầu M, N của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau, chứng tỏ
A. đầu M là cực bắc, đầu N là cực nam.
B. đầu M là cực nam, đầu N là cực bắc.
C. đầu M và đầu N là hai tư cực khác tên.
D. đầu M và đầu N là hai tư cực cùng tên.
Câu 35. Khi đưa hai đầu C, D của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng hút nhau, chứng tỏ
A. đầu C là cực bắc, đầu D là cực nam.
B. đầu C là cực nam, đầu D là cực bắc.
C. đầu C và đầu D đều là cực nam.
D. đầu C và đầu D khác tên cực.
Câu 36. Đặt la bàn nằm ngang, khi kim la bàn ổn định thì cực nam của kim la bàn chỉ về hướng địa lý nào sau đây ?
A. Bắc. B. Nam. C. Đông. D. Tây.
Câu 37. Treo một nam châm thẳng AB bằng một sợi dây mềm và đặt gần một nam châm cố định CD thì hiện tượng xẩy ra như hình vẽ. Biết đầu D là cực bắc, tên cực còn lại của nam châm CD và tên cực của nam châm AB như sau
A
B
C
D
N
A. C(S); B(N); A(S).
B. C(S); B(S); A(N).
C. C(N); B(S); A(N).
D. C(N); B(N); A(S).
Câu 38: Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ
A. chiều của đường sức từ
B. chiều của dòng điện
C. chiều của lực điện từ
D. chiều của cực nam, bắc địa lý.
Câu 39: Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định
A. chiều của lực điện từ.
B. chiều của đường sức từ
C. chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.
D. chiều của các cực nam châm.
Câu 40: Các vật nào sau đây có bộ phận là động cơ điện ?
A. Quạt bàn,tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện.
B. Quạt trần, bàn là điện, máy sấy tóc, máy tuốt lúa bằng điện
C. Quạt điện,máy bơm nước bằng điện.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 41: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào
A. chiều của dòng điện qua dây dẫn.
B. chiều đường sức từ qua dây dẫn.
C. chiều chuyển động của dây dẫn.
D. chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Câu 42: Một khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Dưới tác dụ

File đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_vat_li_9_chu_de_dien_tu_hoc_nhan_biet.doc