Bài tập Vật lí Lớp 10 - Công. Công suất
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lí Lớp 10 - Công. Công suất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Vật lí Lớp 10 - Công. Công suất

DẠNG 2: CÔNG – CÔNG SUẤT. I. TỰ LUẬN. Bài 1. Người ta kéo một cái thùng nặng 30kg trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 450, lực tác dụng lên dây là 150N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 15m. Khi thùng trượt công của trọng lực bằng bao nhiêu? Bài 2. Kéo một vật có khối lượng m=50kg trượt trên sàn nhà được 5m dưới tác dụng của 1 lực F=50N theo phương ngang , hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,2 a.Tính công của lực F b.Tính công của lực ma sát Bài 3. Một xe con khối lượng 1,5 T, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 100m thì vận tốc đạt được 10m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe trên quãng đường 100m đầu tiên. Lấy g = 10m/s2. Bài 4. Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8kw. Tính lực ma sát của ôtô và mặt đường. Bài 5. Một máy nâng có công suất P=40KW nâng một vật có khối lượng 2 tấn lên đều ở độ cao 5m. Tính thời gian nâng vật lên và lực nâng tác dụng lên vật Bài 6. Một máy kéo một vật có khối lượng 100kg chuyển động thẳng đều không ma sát lên độ cao 1m. Tính công của máy đã thực hiện khi a. Kéo vật lên thẳng đứng b.Kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng dài 5m Bài 7. Một vật có khối lượng 10kg trượt trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực F=20N cùng hướng chuyên động . Hệ số ma sát trên đường là 0,1. Tính công của lực kéo ? Công của lực cản ? Biết vật đi được quãng đường 5m Bài 8. Một vật chuyển động đều trên mặt phẳng ngang dài 100m với vận tốc 72km/h nhờ lực kéo F=40N có phương hợp với phương ngang 1 góc 600. TÍnh công và công suất của lực F Bài 9. Tính công và công suất của một người khi kéo một vật có khối lượng 30kg lên cao 2m. Vật chuyển động đều hết 2s Bài 10. Một người kéo một chiếc xe có khối lượng 50kg di chuyển trên đường ngang môt đoạn đường 100m. Hệ số ma sát là 0,05. Tính công của lực kéo khi a.Xe chuyển động đều b.Xe chuyển động với gia tốc a=1m/s2 Bài 11. Một xe có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tắt máy. Sau 10s xe dừng lại. Tính công và độ lớn của lực ma sát của chuyển động ĐS:A=-75000J; Fms=-1500N Bài 12. Kéo đều 1 vật có khối lượng 10 tấn từ mặt đât lên cao theo phương thẳng đứng đến độ cao 8m.Tính công của lực : a.F ? b.P ? Bài 13. Dưới tác dụng của một lực không đổi nằm ngang, một xe đang đứng yên sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều đi hết quãng đường s = 5m đạt vận tốc v = 4m/s. Xác định công và công suất trung bình của lực, biết rằng khối lượng xe m = 500kg, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường nằm ngang μ =0,01. Lấy g = 10m/s2. Bài 14. Một xe tải khối lượng 2,5T, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 144m thì vận tốc đạt được 12m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe trên quãng đường 144m đầu tiên. Lấy g = 10m/s2. Bài 15. Một ôtô có khối lượng m = 1,2 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ ôtô là 8kw. Tính lực ma sát của ôtô và mặt đường. Bài 16. Một vật có khối lượng m 0,3kg nằm yên trên mặt phẳng nằm không ma sát. Tác dụng lên vật lực kéo F 5N hợp với phương ngang một góc 300 . a) Tính công do lực thực hiện sau thời gian 5s. 1 b) Tính công suất tức thời tại thời điểm cuối. c) Giả sử giữa vật và mặt phẳng có ma sát trượt với hệ số 0,2 thì công toàn phần có giá trị bằng bao nhiêu ? Bài 17. Một người kéo một hòm gỗ 60kg trượt trên sàn nhà bằng sợi dây có phương hợp với phương ngang một góc 300, lực tác dụng lên dây là 180N. Tính công của lực đó khi hòm trượt được 25m. Khi hòm trượt công của trọng lực là bao nhiêu? Bài 18. Một xe tải khối lượng 4tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 200m thì vận tốc đạy 72km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,05. Tính công các lực tác dụng lên xe. Lấy g=10m/s2. Bài 19. Một động cơ điện cung cấp công suất 18kW cho một cần cẩu nâng 1,2tấn hàng lên cao 20m. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó. Bài 20. Một vận động viên leo lên một tòa nhà cao 330m trong25 phút. Biết người đó có khối lượng 65kg, tính công suất mà người đó thực hiện. Lấy g=10m/s2. Bài 21. Nhờ một cần cẩu một kiện hàng có khối lượng 5tấn được nâng thẳng đứng lên cao nhanh dần đều, đạt độ cao 10m trong 5s. Tính công của lực nâng trong 5s và trong giây thứ 5. Lấy g=10m/s2. Bài 22. Một vật có khối lượng 4kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Hỏi trong 1,2s trọng lực đã thực hiện một công là bao nhiêu? Công suất trung bình của trọng lực trong thời gian đó và công suất tức thời khác nhau ra sao? Bài 23. Một người nâng một vật nặng 250N lên độ cao 2,5m trong thời gian 5s. Trong khi đó một thang máy đưa một vật nặng 2800N lên độ cao 10m trong 4s. Háy so sánh công, công suất của người và máy đã thực hiện. Bài 24. Một cần cẩu nâng một vật nặng khối lượng 4tấn. a. Lực nâng của cần cẩu phải bằng bao nhiêu để vật có gia tốc không đổi và bằng 0,5m/s2. b. Công suất của cần cẩu biến đổi theo thời gian ra sao? Lấy g=10m/s2. Bài 25. a. Tính công và công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 15kg từ giếng sâu 8m trong thời gian 20s. Coi thùng chuyển động đều. b. Nếu dùng máy để kéo thùng ấy đi lên nhanh dần đều và sau 4s đã kéo lên thì công và công suất của máy bằng bao nhiêu? (Lấy g=10m/s2.) Bài 26. Một ô tô chạy trên đượng nằm ngaang với vận tốc72km/h. Công suất của động cơ 75kW. a. Tính lực phát động của động cơ. b. Tính côngcủa lực phát động khi động ô tô chạy được quãng đường 12km. Bài 27. Một chiếc xe tải khối lượng 4tấn đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì tăng tốc, sau khi chuyển động trên quãng đường 5km xe đạt được vận tốc 20m/s. Cho rằng chuyển động của xe là nhanh dần đều. Tính công suất trung bình của động cơ ô tô, hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,05. Bài 28. Vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang với vận tốc v = 7,2km/h nhờ lực kéo F , hợp với hướng chuyển động góc 600 , độ lớn F = 40N. Tính công của lực F trong thời gian 10 phút. Bài 29. Xe ô tô chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu, đi được quãng đường s = 100m thì đạt vận tốc v = 72km/h. Khối lượng ô tô m = 1 tấn, hệ số ma sát cản chuyển động của xe và mặt đường k = 0,05. Tính công do lực kéo của động cơ thực hiện. Bài 30. Một ô tô khối lượng m = 1 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Biết công suất của động cơ là 5kW. a). Tính lực ma sát của mặt đường. b). Sau đó ô tô tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi thêm được quãng đường s = 125m, vận tốc ô tô tăng lên đến 54km/h. Tính công suất trung bình của động cơ ô tô trên quãng đường này và công suất tức thời của ô tô ở cuối quãng đường. Bài 31. Một ô tô khối lượng 20 tấn chuyển động chậm dần đều trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực ma sát (hệ số ma sát = 0,3). Vận tốc đầu của ô tô là 54km/h; sau một khoảng thời gian ô tô dừng lại. a. Tính công và công suất trung bình của lực ma sát trong khoảng thời gian đó. b. Tính quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian đó. 2 Bài 32. Một ô tô khối lượng 1 tấn, khi tắt máy chuyển động xuống dốc thì có tốc độ không đổi v = 54km/h. Hỏi động cơ ô tô phải có công suất bằng bao nhiêu để có thể lên được dốc trên với vận tốc không đổi v = 54km/h. Cho độ nghiêng của dốc là 4% ( sin 4 /100). Bài 33. Một ô tô khối lượng 2 tấn, chuyển động đều lên dốc trên quãng đường dài 3km. Tính công thực hiện bởi động cơ ô tô trên quãng đường đó. Chọn hệ số ma sát =0,08. Độ nghiêng của dốc là 4%; g = 10m/s2. Bài 34. Một vật có khối lượng 2kg, tại thời điểm bắt đầu khảo sát, vật có vận tốc 3m/s, sau 5 giây thì vận tốc của vật là 8m/s, biết hệ số ma sát là = 0,5. Lấy g = 10ms-2. 1.Tìm động lượng của vật tại hai thời điểm nói trên. 2. Tìm độ lớn của lực tác dụng lên vật. 3.Tìm quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó. 4. Tính công của lực phát động và lực ma sat thực hiện trong khoảng thời gian đó. Bài 35. Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên một đường thẳng nằm ngang, tại thời điểm bắt đầu khảo sát, ô tô có vận tốc 18km/h và đang chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 2,5m.s-2. Hệ số -2 masats giữa bánh xe và mặt đường là t = 0,05. Lấy g = 10ms . 1 Tính động lượng của ô tô sau 10giây. 2. Tính quãng đường ôtô đi được trong 10 giây đó. 3. Tìm độ lớn của lực tác dụng và lực masat. 4. Tìm công của lực phát động và lực masat thực hiện trong khoảng thời gian đó. Bài 36. Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h trên một đường thẳng nằm ngang , hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là = 0,02. lấy g = 10m/s2. 1. Tìm độ lớn của lực phát động. 2. Tính công của lực phát động thực hiện trong khoảng thời gian 30 phút. 3. Tính công suất của động cơ. Bài 37. Một ô tô có khối lượng 2 tấn khởi hành từ A và chuyển động nhanh dần đều về B trên một đường thẳng nằm ngang. Biết quãng đường AB dài 450m và vận tốc của ô tô khi đến B là 54km/h. Cho hệ số masat giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,4 và lấy g = 10ms-2. 1. Xác định công và công suất của động cơ trong khoảng thời gian đó. 2. Tìm động lượng của xe tại B. 3. Tìm độ biến thiên động lượng của ô tô, từ đó suy ra thời gian ô tô chuyển động từ A đến B. Bài 38. Một vật bắt đầu trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng có độ cao h, góc hợp bởi mặt phẳng nghiêng và mặt phẳng nằm ngang là . 1. Tính công của trọng lực thực hiện dịch chuyển vật từ đỉnh mặt phẳng nghiêng đến chân của mặt phẳng nghiêng. Có nhận xét gì về kết quả thu được? 2. Tính công suất của của trọng lực trên mặt phẳng nghiêng; 3. Tính vận tốc của vật khi đến chân của mặt phẳng nghiêng. II. TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc v theo hướng của F. Công suất của lực F là A. Fvt. B. Fv. C. Ft. D. Fv 2 . Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất: A. J.s B. Nm/s C. W D. HP Câu 3. Vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với tác dụng của lực F theo phương ngang, hệ số ma sát giữa vật và mp là . Lực nào không thực hiện công (công bằng 0): A. PN, B. FN, C. FP, D. FF, ms 3 Câu 4. Một chất điểm di chuyển không ma sát trên đường nằm ngang dưới tác dụng của một lực F hợp với mặt đường một góc 60 và có độ lớn 100N. Công của lực F khi chất điểm di chuyển được 2 m là: A. A = 100 J. B. A =100 kJ. C. A =10 kJ. D. A = 1 kJ. Câu 5. Một vật chuyển đông thẳng đều trên mặt phẳng ngang với vận tốc 36km/h. Dưới tác dụng của lực kéo F = 40N, có hướng tạo với phương ngang góc 600. Công của lực kéo thực hiện trong hai phút là: A. 24kJ B. 48 kJ C. 24 3 kJ D. 12kJ Câu 6. Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 10m. Biết ô tô nặng 2 tấn, hệ số ma sát bằng 0,25 ( Lấy g = 10 m/s2 ). Công của lực ma sát có giá trị: A. - 5000 J B. 5000 J C. 18375 J D. - 18375 J Câu 7. Một gàu nước khối lượng 10 Kg được kéo đều lên cao 10m trong khoảng thời gian 2 phút 40 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng: A. 5W B. 4W C. 6,25W D. 7W Câu 8. Một động cơ điện cung cấp công suất 30KW cho 1 cần cẩu nâng vật 1 tấn chuyển động đều lên cao 60m. Lấy g=10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là: A. 20s B. 5s C. 15s D. 10s Câu 9. Một thang máy có khối lượng 2 tấn đi lên với gia tốc a 1m/ s2 với vận tốc ban đầu bằng 0, cho g 10m / s 2 . Tìm công suất trung bình của thang máy trong 5s đầu tiên. A. 55 kW. B. 20 kW. C.30 kW. D. 62 kW. Câu 10. một vật có khối lượng 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 5m, nghiêng 1 góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát là 0,1. Lấy g = 10m/s2. Công của lực ma sát trong quá trình chuyển động từ đỉnh mặt phẳng cho đến chân mặt phẳng là: A. 0,5 J B. - 0,43 J C. - 0,25 J D. 0,37 J Câu 11. Một xe có khối lượng m = 100 kg chuyển động đều lên dốc, dài 10 m nghiêng 300 so với đường ngang. Lực ma sát Fms 10N . Công của lực kéo F (Theo phương song song với mặt phẳng nghiêng) khi xe lên hết dốc là: A. 100 J. B. 860 J. C. 5100 J. D. 4900J. Câu 12. Công thức tính công của một lực là: A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cos . D. A = ½.mv2. Câu 13. Công cơ học là đại lượng: A. véc tơ B. Luôn dương C. luôn âm D. vô hướng Câu 14. Công cơ học dương khi góc thoả: A. 00 B. C. 1800 D. 0 2 2 2 Câu 15. Chọn đáp án đúng.Công có thể biểu thị bằng tích của A. năng lượng và khoảng thời gian. B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. C. lực và quãng đường đi được. D. lực và vận tốc. Câu 16. Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g =10m/s2. Người đó đã thực hiện 1 công bằng: A. 60 J B. 20J C. 140 J D. 100 J Câu 17. Một động cơ điện cung cấp công suất 15KW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000Kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g=10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là: A. 20s B. 5s C. 15s D. 10s Câu 18. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng 1 dây hợp với phương ngang góc 30o. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt 20m bằng: A. 2866J B. 1762J C. 2598J D. 2400J Câu 19. Một vật có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 5 N vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy . 4 A. v = 25 m/s B. v = 7,07 m/s C. v = 15 m/s D. v = 50 m/s Câu 20. Khi một chiếc xe chạy lên và xuống dốc, lực nào sau đây có thể khi thì tạo ra công phát động khi thì tạo ra công cản? A. Thành phần pháp tuyến của trọng lực B. Lực kéo của động cơ C. Lực phanh xe D. Thành phần tiếp tuyến của trọng lực Câu 21. Một xe chuyển động không ma sát trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực F hợp với hướng chuyển động một góc 60o, với cường độ 300N, trong thời gian 2s, vật đi được quãng đường 300cm. Công suất của xe là A. 450W B. 45000W C. 22500W D. 225W Câu 22. Một chất điểm di chuyển không ma sát trên đường nằm ngang dưới tác dụng của một lực F hợp với mặt đường một góc 60o và có độ lớn 200N. Công của lực F khi chất điểm di chuyển được 200cm là A. 400J B. 200J C. 20000J D. 40000J Câu 23. Xe chạy trên mặt đường nằm ngang với vận tốc 60km/h. Đến quãng đường dốc, lực cản tăng gấp 3 nhưng mở "ga" tối đa cũng chỉ tăng công suất động cơ lên được 1,5 lần. Tính vận tốc tối đa của xe trên đường dốc A. 50km/h B. 40km/h C. 30km/h D. 20km/h Câu 24. Dùng một lực F1 để tác dụng vào pittông có diện tích S1 của một máy nén dùng chất lỏng để nâng được ôtô có khối lượng 1000kg đặt ở pittông có diện tích S2. Kết quả cho thấy khi pittông 1 đi xuống 15cm thì pittông 2 đi lên 6cm. Lực F1 có giá trị A. 2500N B. 4000N C. 9000N D. 6000N Câu 25. Búa máy khối lượng 500kg rơi từ độ cao 2m và đóng vào cọc làm cọc ngập thêm vào đất 0,1m. Lực đóng cọc trung bình là 80000N. Tính hiệu suất của máy A. 60% B. 70% C. 80% D. 50% Câu 26. Đường tròn có đường kính AC=2R=1m. Lực F có phương song song với AC, có chiều không đổi từ A đến C và có độ lớn 600N. Tính công của F khi điểm đặt của F vạch nên nửa đường tròn AC A. 600J B. 500J C. 300J D. 100J Câu 27. Một vật sinh công dương khi A. Vật chuyển động nhanh dần đều B. Vật chuyển động chậm dần đều C. Vật chuyển động tròn đều D. Vật chuyển động thẳng đều Câu 28. Một vật sinh công âm khi: A. Vật chuyển động nhanh dần đều B. Vật chuyển động chậm dần đều C. Vật chuyển động tròn đều D. Vật chuyển động thẳng đều Câu 29. Tiết diện của pittông nhỏ trong một cái kích thuỷ lực bằng 3cm2, của pittông lớn bằng 200cm2. Hỏi cần một lực bằng bao nhiêu tác dụng lên pittông nhỏ để đủ nâng một ô tô nặng 10000N lên? A. 150N. B. 300N. C. 510N. D. 200N. Câu 30. Công có thể biểu thị bằng tích của: A. Năng lượng và khoảng thời gian B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian C. Lực và quãng đường đi được D. Lực và vận tốc Câu 31. Công thức tính công của một lực là A. Fs B. mgh C. Fscos D. 0,5mv2. Câu 32. Công suất là đại lượng là đại lượng được tính bằng: A. Tích của công và thời gian thực hiện công B. Tích của lực tác dụng và vận tốc C. Thương số của công và vận tốc D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực Câu 33. là đại lượng: A. Vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng không B. Vô hướng có thể âm hoặc dương C. Véc tơ có thể âm, dương hoặc bằng không D. Véc tơ có thể âm hoặc dương 5 Câu 34. Biểu thức của công suất là: A. P = F.s/t B. P = F.s.t C. P = F.s/v D. P = F.s.v Câu 35. Công suất được xác định bằng A. công thực hiện trên một đơn vị độ dài. B. công sinh ra trong một đơn vị thời gian. C. tích của công và thời gian thực hiện công. D. giá trị của công mà vật có khả năng thực hiện. Câu 36. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công? A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh B. Viên đạn đang bay C. Búa máy đang rơi xuống D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất Câu 37. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ? A.HP. B. kw.h. C. Nm/s D. J/s Câu 38. kW.h là đơn vị của A. Công. B. Công suất. C. Động lượng. D. Động năng. Câu 39. Một vật có khối lượng m=5kg trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài S=20m và nghiêng góc 300 so với phương ngang. Công của trọng lực tác dụng lên vật khi vật đi hết dốc có độ lớn là A. 0,5kJ B. 1000J C. 850J D. 500J Câu 40. Một người nâng một vật có khối lượng 1 kg lên độ cao 6 m. Lấy g = 10 m/s2. Công mà người đã thực hiện là: A. 180 J B. 60 J C. 1800 J D. 1860 J Câu 41. Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị A. 51900 J B. 30000 J C. 15000 J D. 25980 J Câu 42. Một động cơ điện cung cấp công suất 15KW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000Kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g=10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là: A. 20s B. 5s C. 15s D. 10s Câu 43. Một gàu nước khối lượng 10 Kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng: A. 5W B. 4W C. 6W D. 7W Câu 44. Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 10m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng 0,25 ( Lấy g = 9,8 m/s2 ). Công của lực cản có giá trị: A. - 36750 J B. 36750 J C. 18375 J D. - 18375 J 6
File đính kèm:
bai_tap_vat_li_lop_10_cong_cong_suat.pdf