Câu hỏi ôn tập môn Vật lí Lớp 6, 7, 8

I.MÔN VẬT LÍ 7

Câu 1: Lấy một thanh nhựa êbônit cọ xát vào một miếng lên. Hỏi:

a,Vật nào sẽ trở thành vật nhiễm điện và nhiễm điện loại điện tích gì? Khi đó electron đã dịch chuyển từ vật nào sang vật nào?

b, Nếu đem hai vật đó lại gần nhau thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?

Câu 2:Vào những  ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, ta thấy các sợi tóc như bị dựng lên? Giải thích?

Câu 3: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Hãy giải thích tác dụng của các tấm kim loại đó?

Câu 4: Vào buổi tối mùa đông, khi cởi áo len, áo dạ ta thường thấy áo dính vào lớp áo trong và tiếng nổ lép bép, nếu quan sát ở chỗ tối còn thấy có chớp sáng nhỏ. Hãy giải thích hiện tượng trên?

Câu 5: Quan sát những chiếc quạt trần, sau một thời  gian hoạt động ta thấy quạt có nhiều bụi bám và rất nhiều ở một mép của mỗi cánh.

a, Giải thích hiện tượng trên?

b,Có thể suy ra chiều quay của quạt không? Tại sao?

Câu 6: Điện tích của một electron được kí hiệu là e. Nguyên tử ôxi có 8 electron. Hỏi điện tích của hạt nhân nguyên tử ôxi là bao nhiêu?

Câu 7: Điện tích của hạt nhân nguyên tử vàng là +79e. Hỏi:

a, Nguyên tử vàng có bao nhiêu electron bay xung quanh hạt nhân? Vì sao em biết điều đó?

b,Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2e nữa hoặc mất bớt 2e thì điện tích hạt nhân có thay đổi không? Vì sao?

Câu 8: Các bồn dùng chở xăng dầu thường có một sợi xích sắt nối từ bồn xuống đất. Dây xích bị kéo lê trên đường khi xe chạy. Làm như thế có tác dụng gì?

Câu 9: Trong công nghệ sơn hiện đại gọi là sơn tĩnh điện dùng để sơn ô tô và mô tô và các vật khác người ta làm như sau: Trước khi sơn, người ta làm cho sơn và vật cần sơn tích điện trái dấu nhau. Làm như thế có lợi ích gì?

docx 4 trang Khải Lâm 30/12/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Vật lí Lớp 6, 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập môn Vật lí Lớp 6, 7, 8

Câu hỏi ôn tập môn Vật lí Lớp 6, 7, 8
ích của một electron được kí hiệu là e. Nguyên tử ôxi có 8 electron. Hỏi điện tích của hạt nhân nguyên tử ôxi là bao nhiêu?
Câu 7: Điện tích của hạt nhân nguyên tử vàng là +79e. Hỏi:
a, Nguyên tử vàng có bao nhiêu electron bay xung quanh hạt nhân? Vì sao em biết điều đó?
b,Nếu nguyên tử vàng nhận thêm 2e nữa hoặc mất bớt 2e thì điện tích hạt nhân có thay đổi không? Vì sao?
Câu 8: Các bồn dùng chở xăng dầu thường có một sợi xích sắt nối từ bồn xuống đất. Dây xích bị kéo lê trên đường khi xe chạy. Làm như thế có tác dụng gì?
Câu 9: Trong công nghệ sơn hiện đại gọi là sơn tĩnh điện dùng để sơn ô tô và mô tô và các vật khác người ta làm như sau: Trước khi sơn, người ta làm cho sơn và vật cần sơn tích điện trái dấu nhau. Làm như thế có lợi ích gì?
Câu 10: Nếu đem quả cầu A lại gần quả cầu C đã mang điện tích âm, thấy A bị đẩy xa. Hỏi A có mang điện không? Nếu có thì mang điện tích gì? Tại sao?
II.MÔN VẬT LÍ 8
Câu 1: Một vật rơi từ độ cao 200cm xuống đất. Khi đó trọng lượng đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Biết vật có khối lượng 500g.
Câu 2: Tính công của một em học sinh mang chiếc cặp đến trường. Biết quãng đường từ nhà đến trường là 2km và em đã dùng một lực có độ lớn là 20N để chuyển dời chiếc cặp?
Câu 3: Một vận động viên cử tạ nâng quả tạ nặng 100kg lên độ cao 2m. Khi lên độ cao đó anh ta giữ cho quả tạ đứng yên trong 1 phút sau đó buông tay để quả tạ rơi xuống. Tính công mà vận động viên đó thực hiện được?
Câu 4: Một máy kéo thực hiện một công là 75kJ làm một vật chuyển dời được một đoạn 50m ( bỏ qua ma sát). Tính lực kéo của máy?
Câu 5: Một xe ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 500N. Trong 5 phút công thực hiện được là 300kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe?
Câu 6: Một người thự xây dùng ròng rọc động để đưa một xô vữa có trọng lượng 150N lên độ cao 3m, biết đoạn dây anh ta đã kéo là 6m. Tính lực anh ta dùng để kéo xô vữa khi dùng ròng rọc động (bỏ qua ma sát)?
Câu 7: Người ta cần nâng một vật có khối lượng là 70kg lên độ cao 2m bằng một ... khắc phục nhược điểm của bóng đèn ống?
Câu 2: So sánh chỗ giống nhau và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp và các máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp?
Câu 3: Mô tả nguyên tắc hoạt động của bộ phận cổ góp. Nếu máy phátđiện không có bộ phận cổ góp thì điều gì sẽ xảy ra?
Câu 4: Một bóng đèn có ghi 12V-6W. Lần lượt được mắc vào mạch điện 1 chiều và mchj điện xoay chiều cùng hiệu điện thế 12V. Trường hợp naofddenf sáng hơn? Tại sao?
Câu 5: Cùng một công suất nguồn điện, nếu dùng hiệu điện thế 500000V và hiệu điện thế 250000V thì công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 250000V gấp bao nhiêu lần so với khi dùng hiệu điện thế 500000V?
Câu 6: Đường dây tải điện Bắc- Nam có hiệu điện thế 500000V, có chiều dài 1700km. Biết cứ 1000m dây thì có điện trở 0,1Ω. Cần truyền công suất 10MW từ Bắc vào Nam .
a, Tính công suất hao phí điện?
b, Với công suất hao phí ở câu a thì sẽ lắp được bao nhiêu bóng đèn 100W?
Câu 6: Muốn truyền tải một công suất 2kW trên dây dẫn có điện trở 2 Ω, thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Cho biết hiệu điện thế trên hai đầu dây dẫn là 200V.
Câu 7: Đường dây 500kV dùng để truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến thành phố. Biết điện năng về tới thành phố có công suất 270MW. Công suất hao phí trên đường dây là 30MW. 
a, Cường độ dòng điện trên dây dẫn là bao nhiêu?
b, Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tại thành phố là bao nhiêu?
Câu 8: Một nguồn điện có hiệu điện thế U1=2500V, điện năng được truyền bằng dây dẫn đến nơi tiêu thụ. Biết điện trở của dây dẫn R=10 Ω và công suất của nguồn P= 100kW. Hãy tính:
a, Công suất hao phí trên đường dây?
b, Hiệu điện thế ở nơi tiêu thụ?
Câu 9: Một ống dây đặt gần một thanh nam châm như hình vẽ. Biết thanh nam châm bị đẩy ra xa. Hãy cho biết tên các cực từ của nam châm?
	S	 N
Câu 10: Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều dòng điện chạy qua dây dẫn?
a.
b. 
	F	
c.	F

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_vat_li_lop_6_7_8.docx