Chủ đề Tư liệu Văn học 12

A. TƯ LIỆU VĂN HỌC 
§1. NHẬT KÝ TRONG TÙ – Hồ Chí Minh 
* Lời bình: 
 “Ở Bác, tấm lòng yêu đời cơ hồ như không có sức gì dập tắt nổi. Sáng tinh mơ đã 
phải lên đường theo chân bọn lính, thế mà Bác vẫn tìm thấy một nguồn cảm hứng lớn khiến 
cảnh bình minh trong một ngày bỗng có cái khí thế của cảnh bình minh chung cho một thời 
đại”. 
(Hoài Thanh) 
 Nhưng trùm lên tất cả, “tự do” đã trở thành ý chí, nghị lực, ước ao và hi vọng để Hồ 
Chí Minh vượt qua những tháng ngày đằng đẵng trong nhà ngục tăm tối, giành lại quyền 
sống đích thực cho mình. 
… Muốn “tinh thần ở ngoài lao” thì phải vượt được những bó buộc rất cụ thể ở trong tù, 
phải có những cuộc “vượt ngục”, đến nỗi có lúc Bác quên cả nhà tù, coi nhà tù như không, 
mình là người tự do: 
Còn lại trong tù khách tự do 
… Hành động ngắm trăng chính là hành động “vượt ngục”. Với một tâm hồn biết 
thưởng thức trăng trong một hoàn cảnh như thế thì nhà tù nào cũng bất lực. 
(Vũ Quần Phương) 
 Căn cứ vào cách viết, trong bài Giải đi sớm có một sự hoà hợp kì diệu giữa bút 
pháp tượng trưng với bút pháp hiện thực. Tiếng gà cầm canh, trăng sao trên rặng núi, người 
tù bị giải giữa lúc đêm khuya, gió rét táp vào mặt Người rồi đến ánh sáng ban mai, hơi ấm 
tràn lan khắp mặt đất; đó là sự thực. Nhưng  cũng là những tượng trưng rất đẹp và rất hào 
hùng. Cả tạo vật đang hoạt động dưới bước chân và trong tâm hồn của người chiến sĩ… 
đường khổ ải của người tù là đường đấu tranh của người chiến sĩ và gió thu cũng chính là 
những đợt thử thách gian lao; thế rồi cả một phương đông sáng rực, màu trắng biến thành 
màu đỏ, cách mạng thắng lợi đang quét sạch những tàn dư của bóng tối ban đêm.Và trời 
đất là cả một hơi ấm để đưa con người tới mục đích thắng lợi và tới cõi thơ. 
(Theo Đặng Thai Mai) 
§2. TÂY TIẾN – Quang Dũng 
* Lời bình và tư liệu 
“Mở đầu bài thơ là một nỗi nhớ da diết, trang trải cả một không gian, thời gian mênh 
mang: 
Sông Mã xa rồi… trong đêm hơi 
Rồi cứ thế nỗi nhớ đồng đội ấy lan toả, thấm đượm nồng nàn trên từng câu thơ, khổ 
thơ. Có thể nói toàn bộ bài thơ được xây dựng trên cảm hứng thương nhớ triền miên với bao 
kỷ niệm chồng chất, ào ạt xô tới. Vì yêu vì nhớ mà những gì nhỏ bé đơn sơ nhất trong cuộc 
sống đời lính thường ngày cũng hóa thành gần gũi, ấm lòng.
pdf 10 trang Khải Lâm 26/12/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề Tư liệu Văn học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chủ đề Tư liệu Văn học 12

Chủ đề Tư liệu Văn học 12
 cứ vào cách viết, trong bài Giải đi sớm có một sự hoà hợp kì diệu giữa bút 
pháp tượng trưng với bút pháp hiện thực. Tiếng gà cầm canh, trăng sao trên rặng núi, người 
tù bị giải giữa lúc đêm khuya, gió rét táp vào mặt Người rồi đến ánh sáng ban mai, hơi ấm 
tràn lan khắp mặt đất; đó là sự thực. Nhưng cũng là những tượng trưng rất đẹp và rất hào 
hùng. Cả tạo vật đang hoạt động dưới bước chân và trong tâm hồn của người chiến sĩ 
đường khổ ải của người tù là đường đấu tranh của người chiến sĩ và gió thu cũng chính là 
những đợt thử thách gian lao; thế rồi cả một phương đông sáng rực, màu trắng biến thành 
màu đỏ, cách mạng thắng lợi đang quét sạch những tàn dư của bóng tối ban đêm.Và trời 
đất là cả một hơi ấm để đưa con người tới mục đích thắng lợi và tới cõi thơ. 
(Theo Đặng Thai Mai) 
§2. TÂY TIẾN – Quang Dũng 
* Lời bình và tư liệu 
“Mở đầu bài thơ là một nỗi nhớ da diết, trang trải cả một không gian, thời gian mênh 
mang: 
Sông Mã xa rồi trong đêm hơi 
Rồi cứ thế nỗi nhớ đồng đội ấy lan toả, thấm đượm nồng nàn trên từng câu thơ, khổ 
thơ. Có thể nói toàn bộ bài thơ được xây dựng trên cảm hứng thương nhớ triền miên với bao 
kỷ niệm chồng chất, ào ạt xô tới. Vì yêu vì nhớ mà những gì nhỏ bé đơn sơ nhất trong cuộc 
sống đời lính thường ngày cũng hóa thành gần gũi, ấm lòng. 
 1
 Con người và cảnh vật rừng núi miền Tây Tổ quốc được Quang Dũng tái hiện ở 
một khoảng cách xa lạ hư ảo với kích thước có phần phóng đại khác thường. Từng mảng 
hình khối, đường nét, màu sắc chuyển đổi rất mau, bất ngờ trong một khung cảnh núi rừng 
bao la, hùng vĩ như một bức tranh hoành tráng. 
Trong Tây Tiến hiện lên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ với đủ cả núi cao, 
vực thẳm dốc đứng, thác gầm cùng cồn mây heo hút, dòng lũ hoa trôi với khói lên, sương 
lấp, mưa xa khơi Hình ảnh những người lính Tây Tiến qua nét vẽ Quang Dũng cũng thật 
khác thường 
Có thể nói Tây Tiến – đó chính là tượng đài bằng thơ bất tử mà nhà thơ với cả tấm 
chân tình đã dựng nê...iết “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”. Hồi ấy trong 
đoàn chúng tôi rất nhiều người sốt rét trọc cả đầu 
Tôi muốn gợi thêm một ý của bài thơ Tây Tiến để nói lên cái gian khổ, thiếu thốn 
của miền Tây. Ngay cả khi nằm xuống, nhiều tử sĩ cũng không đủ manh chiếu liệm. Nói “áo 
bào thay chiếu” là cách nói của người lính chúng tôi mượn cách nói ước lệ của thơ trước 
đây để an ủi những đồng chí của mình đã ngã xuống. 
Bài thơ Tây Tiến tôi làm khi về dự Đại hội toàn quân ở liên khu III, làng Phù Lưu 
Chanh (tên một tổng của Hà Nam thời Pháp). Tôi làm bài thơ rất nhanh. Làm xong đọc 
trước đại đội, được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt Hồi đó, tấm lòng và cảm xúc của 
mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả có chút lý luận gì về thơ cả. Dẫu sao bài thơ Tây Tiến có 
cái hào khí một thời lãng mạn gắn với lịch sử kháng chiến anh dũng của dân tộc. 
( Vũ Văn Sĩ ghi – Văn nghệ Quân đội ) 
§3. BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG – Hoàng cầm 
* Lời tự bạch “Tôi viết Bên kia sông Đuống” 
Đêm nay, trên cái đất Thái Nguyên còn xa lạ này, tôi bồn chồn nhớ vợ con Tôi 
đang lan man nhớ nhà, nhớ cái làng Lạc Thổ cổ kính của tôi, cả cái xóm Đông Hồ với 
những cô gái quết từng lớp điệp trắng ngà lên giấy làng Bưởi để in tranh gà lợn; nhớ nhiều 
nữa, loáng thoáng mà ngậm ngùi Thì được mời sang nghe báo cáo về chiến sự vùng 
quê Ở đâu, nơi nào địch bắt đi bao nhiêu phụ nữ, thanh niên. Nơi nào, dân bị tàn sát nhiều 
ít, ngôi chùa nào bị đại bác phá sập, ngôi đình nào chúng lập sở chỉ huy Tôi càng nghe, 
bụng dạ càng cồn cào xao động. Có lúc hình như tôi bật khóc, có lúc ngồi nghe mà cứ run 
run lên vì căm giận và thương cảm. 
 2
Lúc tôi về đến nhà, trời đã khuya lắm Tôi cuống quít hấp tấp dưới ánh sáng chập 
chờn lung lay của ngọn đèn dầu sở. Hình như bao nhiêu nỗi niềm ngổn ngang, xót xa, thổn 
thức, bao nhiêu tiếng hát buồn lời ru con não ruột, những tiếc hận, thương nhớ cứ cuồn cuộn 
tuôn trào ra..Trong khoảnh khắc dào dạt ấy tôi không bố cục gì, không định ý, không cấu 
tứ gì cả, đế...
 Nguyễn Đình Thi với bài thơ Đất nước (trò chuyện với nhà thơ). Khi bài Đất 
nước của Nguyễn Đình Thi ra đời, trong giới thơ có nhiều ý kiến khác nhau. Phải chăng Đất 
nước được sáng tác không theo phương pháp cổ điển truyền thống, mà cũng không theo 
phong cách thơ mới. Phải chăng nó phóng túng quá mà trở nên xa lạ Nguyễn Đình Thi 
không chịu bó mình trong khuôn phép cũ, anh muốn tìm một cách thể hiện mới, anh muốn 
thơ phải gợi được nhiều cách cảm thụ khác nhau. 
Nguyễn Đình Thi thai nghén Đất nước từ những năm đầu kháng chiến cùng với những 
ca khúc Diệt phát xít, Người Hà Nội, nhưng hai ca khúc thì được sáng tác ngay, còn bài thơ 
mãi đến năm 1955, hòa bình lập lại, mới ra đời. 
 Nguyễn Đình Thi sôi nổi giải thích: Anh đã viết với một tình yêu say đắm cái vẻ 
đẹp hùng vĩ và rất thơ mộng của đất trời Việt Nam. Không chỉ thế, anh còn viết với cả 
những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi ấu thơ và cả một thời trai trẻ mê say nồng nhiệt. Anh nhớ lại 
năm 13,14 tuổi, cậu thiếu niên học sinh Hà Nội Nguyễn Đình Thi đã nhiều lần nằm dưới 
gốc cây bên Hồ Tây ngửa mặt ngắm trời xanh hàng buổi không chán với biết bao khát vọng 
đẹp đẽ. Rồi những buổi mê mải chơi bên bờ sông Hồng, ngụp lặn giữa sông mát lạnh nặng 
phù sa. Và những năm kháng chiến gian khổ, gắn bó với núi rừng Việt Bắc, và xa hơn nữa, 
còn có cả sự gắn bó với một miền rừng núi biên giới Lào – Thái Lan, nơi anh sinh ra và 
sống ở đó đến năm, sáu tuổi. 
 Với lời bình, “ kĩ thuật phối âm mới lạ, cái hay của Nguyễn Đình Thi là tổng hợp 
được các tiết điệu khác nhau và phân phối các âm bằng trắc một cách sáng tạo”, anh Thi cho 
đây là một nhận xét tinh. 
(Theo Đào Khương) 
 3
§5. VIỆT BẮC – Tố Hữu 
 - Nhà thơ chào Việt Bắc trước khi về xuôi. Anh gọi Việt Bắc là mình, như một 
người yêu, hay đúng hơn, như một người bạn đời đã cùng nhau gánh vác nhiều khó nhọc, 
chia sẻ nhiều vui buồn, nhiều tình và nhất là nhiều nghĩa với nhau. Cái nghĩa ấy từ những 
ngày còn gian khổ nhất của mười mấy năm trước

File đính kèm:

  • pdfchu_de_tu_lieu_van_hoc_12.pdf