Đề cương học kỳ II môn Vật lý Lớp 9

A. LÝ THUYẾT

 

  1.  Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
  • Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. 
  • Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

2. Dòng điện xoay chiều là gì ?

     Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều theo thời gian.

3. Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều ?

     a, Cấu tạo: Một máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châmcuộn dây dẫn. Bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận chuyển động quay gọi là rôto.

     b, Hoạt động: 

     - Nguyên tắc: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

     - Hoạt động: Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên. Giữa hai đầu cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.

     c, Các máy phát điện xoay chiều đều biến đổi cơ năng thành điện năng.

4. Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì?

     - Dòng điện xoay chiều có các tác dụng  nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ.

5. Tại sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện? Công suất hao phí được tính như thế nào? Biện pháp làm giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện?

  a. Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng toả nhiệt trên đường dây.

  b, Công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. Công thức tính công suất hao phí: Php =

  c, Để giảm hao phí trên đường dây tải điện biện pháp tốt nhất là tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây đó

6. Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy biến thế?

     - Máy biến thế có tác dụng biến đổi ( tăng hoặc giảm ) hiệu điện thế xoay chiều.

  a,  Cấu tạo: Máy biến thế gồm các bộ phận chính:

     - Hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.

     - Một lõi sắt (hay thép) chung cho cả hai cuộn dây.

doc 7 trang letan 20/04/2023 4480
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kỳ II môn Vật lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương học kỳ II môn Vật lý Lớp 9

Đề cương học kỳ II môn Vật lý Lớp 9
ay chiều.
	c, Các máy phát điện xoay chiều đều biến đổi cơ năng thành điện năng.
4. Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì?
	- Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ.
5. Tại sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện? Công suất hao phí được tính như thế nào? Biện pháp làm giảm công suất hao phí trên đường dây tải điện?
	a. Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng toả nhiệt trên đường dây.
	b, Công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. Công thức tính công suất hao phí: Php = 
 c, Để giảm hao phí trên đường dây tải điện biện pháp tốt nhất là tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây đó
6. Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy biến thế?
	- Máy biến thế có tác dụng biến đổi ( tăng hoặc giảm ) hiệu điện thế xoay chiều.
	a, Cấu tạo: Máy biến thế gồm các bộ phận chính:
	- Hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau.
	- Một lõi sắt (hay thép) chung cho cả hai cuộn dây.
	b, Hoạt động: Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.
	c, Công thức của máy biến thế:	 Trong đó: U1 là hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp(V).
	U2 là hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp(V).
	n1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp(vòng).
	n2 là số vòng dây của cuộn thứ cấp(vòng).
II. QUANG HỌC:
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
	- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
	- Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới (r < i).
	- Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới (r > i).
2.Thấu kính hội tụ (TKHT): 
	* Cấu tạo: TKHT có phần r...* Khi vật đặt trong khoảng tiêu cự thì cho ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật
* Khi vật đặt ngoài khoảng tiêu cự thì cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
* Khi vật đặt rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh thật cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
5/ Thấu kính phân kì(TKPK):	* Cấu tạo: TKPK có phần rìa dày hơn phần giữa.
	* Ảnh tạo bởi TKPK:
	 + Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước TKPK luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. 
	 + Khi vật đặt rất xa thấu kính, ảnh của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
6.(Phần HS tự học) Trình bày cấu tạo của máy ảnh dùng phim? Nêu đặc điểm của ảnh hiện trên phim? 
a. Cấu tạo: * Máy ảnh thường dùng gồm có: vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.
b. Đặc điểm của ảnh: ảnh trên phim của máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.
7. Trình bày cấu tạo của mắt? Nêu sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh?
	a, Cấu tạo: Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ trong suốt và mềm, có thể co giãn được, vì vậy có thể thay đổi tiêu cự. Võng mạc là màng lưới ở đáy mắt, ảnh của vật mà ta nhìn sẽ hiện trên võng mạc.
 Mắt gồm hai bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới (võng mạc).
	b, Sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh: Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lướiđóng vai trò như bộ phận hứng ảnh (phim) trong buồng tối.
* Thế nào là điểm cực viễn, điểm cực cận ?
	 - Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn(CV). . Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn: OCv
	 - Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận(CC). . Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cực gọi là khoảng cực cận: OCc.
8. Hãy nêu đặc điểm của mắt cận và mắt lão ? Cách khắc phục?
	- Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ nh...hùm sáng trắng qua tấm lọc màu. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu nào ta sẽ thu được ánh sáng có màu của tấm lọc màu đó.
	- Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng màu khác.
11. Sự phân tích ánh sáng trắng:
	- Có thể phân tích một chùm ánh sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD...
	- Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
12. Màu sắc của vật: (Phần HS tự học)
	- Khi nhìn thấy vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta.
*Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật như thế nào? 
	- Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.
	- Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó nhưng tán xạ kém ánh sáng màu khác.
	- Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
13. Ánh sáng có những tác dụng nào ? 
 + Ánh sáng chiếu vào vật làm vật nóng lên à tác dụng nhiệt của ánh sáng : VD : Ánh sáng mặt 
 trời chiếu vào ruộng muối làm nước biển nóng lên và bay hơi để lại muối kết tinh .
 Các vật màu tối hấp thu năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng . 
 + Tác dụng sinh học : Ánh sáng có thể gây ra 1 số biến đổi nhất định ở các sinh vật .Đó là tác 
 dụng sinh học của ánh sáng .VD : Cây cối cần ánh sáng mặt trời thì mới quang hợp được .
 + Tác dụng quang điện : Pin mặt trời(pin quang điện) có thể biến đổi trực tiếp năng lượng ánh 
 sáng thành năng lượng điện 
12. Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng? Nêu và giải thích một hiện tượng thực tế liên quan đến hiện tượng? 
	a, Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
13. Ứng dụng Định luật BTCHNL: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu; Động cơ nhiệt
	Q=m.q Với Q: Nhiệt lượng do nhiên liệu tỏa ra (J)
	m: Khối lượng (Kg)
	q: NSTN (J/Kg)
	Động cơ nhiệt: Nhiệt năng do nhiên liệu tỏa = Cơ năng+ Nhiệt n

File đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_9.doc