Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

PHẦN I – KIẾN THỨC  VÀ  KĨ  NĂNG  LÀM  BÀI ĐỌC – HIỂU 
I. Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu 
1. Phạm vi 
Các văn bản được chọn có thể là văn bản văn học (trong chương trình hoặc ngoài chương trình Ngữ văn phổ 
thông), văn bản nhật dụng. 
2.Yêu cầu: đọc hiểu văn bản theo 4 cấp độ: 
-  Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt,cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu 
từ,… 
- Hiểu được đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, 
biện pháp tu từ. 
- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn bản. 
- Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm bằng một đoạn văn ngắn. 
II. Kiến thức trọng tâm: 
1. Kiến thức về từ 
- Phân loại từ theo phạm vi sử dụng: Từ toàn dân, từ địa phương, từ lóng, từ ngữ nghề nghiệp, thuật ngữ. 
- Phân loại từ theo cấu tạo: Từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép) 
- Đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa 
- Các biện pháp tu từ về từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê, 
chơi chữ.... 
2. Kiến thức về câu  
- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn (câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt), câu ghép 
(câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ) 
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm. 
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,… 
- Các biện pháp tu từ cú pháp: đảo ngữ, lặp cấu trúc, chêm xen, câu hỏi tu từ, phép đối. 
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn: phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng, tương phản, tỉnh lược.  
- Các thành phần biệt lập trong câu: thành phần tình thái, thành phần cảm thán. 
- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý . 
3. Kiến thức về văn bản 
- Đề tài, chủ đề, bố cục, nội dung chính của văn bản 
- Phân loại văn bản theo phong cách ngôn ngữ: chính luận, khoa học, báo chí, nghệ thuật, sinh hoạt, hành 
chính. 
- Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - 
công vụ. 
- Các thể loại của văn bản văn học 
- Các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh;  các hình thức lập luận 
trong đoạn văn nghị luận: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành, móc xích, so sánh... 
- Các phương thức trần thuật trong văn bản nghệ thuật: Trực tiếp (ngôi thứ nhất), nửa trực tiếp (từ ngôi thứ 
ba nhưng điểm nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm), gián tiếp (ngôi thứ 3).
pdf 15 trang letan 18/04/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
p) 
- Đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa 
- Các biện pháp tu từ về từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê, 
chơi chữ.... 
2. Kiến thức về câu 
- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn (câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt), câu ghép 
(câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ) 
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm. 
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định, 
- Các biện pháp tu từ cú pháp: đảo ngữ, lặp cấu trúc, chêm xen, câu hỏi tu từ, phép đối. 
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn: phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng, tương phản, tỉnh lược. 
- Các thành phần biệt lập trong câu: thành phần tình thái, thành phần cảm thán. 
- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý . 
3. Kiến thức về văn bản 
- Đề tài, chủ đề, bố cục, nội dung chính của văn bản 
- Phân loại văn bản theo phong cách ngôn ngữ: chính luận, khoa học, báo chí, nghệ thuật, sinh hoạt, hành 
chính. 
- Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - 
công vụ. 
- Các thể loại của văn bản văn học 
- Các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh; các hình thức lập luận 
trong đoạn văn nghị luận: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành, móc xích, so sánh... 
- Các phương thức trần thuật trong văn bản nghệ thuật: Trực tiếp (ngôi thứ nhất), nửa trực tiếp (từ ngôi thứ 
ba nhưng điểm nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm), gián tiếp (ngôi thứ 3). 
III.Bài tập minh họa 
Bài tập 1: 
Đọc văn bản dưới đây: 
 “Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi 
nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng 
Đề cương ôn tập Ngữ văn 11. Học kì II. Năm học: 2018 - 2019 
2 
Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và c... được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực 
giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn” 
 (Trích Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Theo tác giả, vì sao “Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không 
chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”? 
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản. 
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những 
động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”? 
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó 
trở thành một phần cá tính của bạn”? 
Bài tập 2: 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: 
“Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn. 
Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng 
Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng? 
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán? 
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán? 
.... 
Trên đường băng sân bay mỗi đời người, 
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh.” 
(Tony Buổi Sáng, Trên Đường Băng, NXB Trẻ 2018, tái bản lần thứ 8, bìa sau sách) 
Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra những điều gì khiến tuổi trẻ trôi qua tẻ nhạt được nêu trong đoạn trích. 
Câu 2 (0.5 điểm). 
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán? 
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán? 
Theo anh/chị, qua hai câu trên, tác giả đã nêu ra thực trạng gì của giới trẻ hiện nay? 
Đề cương ôn tập Ngữ văn 11. Học kì II. Năm học: 2018 - 2019 
3 
Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
Câu 3 (1.0 điểm). Theo anh/chị, việc tác giả sử dụng các cụm từ sao cứ trong văn bản trên có tác 
dụng gì? 
Câu 4 (1.0 điểm). 
Tác giả viết rằng: 
Trên đường băng sân bay mỗi đời người, 
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh. 
còn anh/chị thì sao? Anh, chị sẽ làm gì để có thể chạy đà và cất cánh trên đường băng của đời 
mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của mình. ... thấy yêu vẻ đẹp của cuộc sống. Khi ấy, em biết ơn Bố. Khi em còn ở nhà, Bố 
không hỏi em về những kiến thức trong sách. Bố cho em đi nhiều nơi, cho em rời xa sách giáo khoa 
để ngắm chiều xuống, nắng lên, ngắm những phận người soi bóng qua những giọt mồ hôi mặn...” 
(Đỗ Nhật Nam, Theo Thegioitre.vn, 07/02/2016) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Trong đoạn trích, Nam biết ơn bố về những điều gì? 
Câu 2. Theo anh/chị, vì sao bố Nam lại cho em “đi nhiều nơi, cho em rời xa sách giáo khoa để 
ngắm chiều xuống, nắng lên, ngắm những phận người soi bóng qua những giọt mồ hôi mặn...”? 
Câu 3. Việc “Bố luôn dặn em phải quay lại nhìn công việc mình vừa làm, xem có gì cần dọn dẹp 
không. Đôi lần em hơi khó chịu khi Bố cứ nhắc mãi về việc để đôi dép cho ngay ngắn, rồi vắt cái 
khăn mặt cũng phải hai mép trùng khít với nhau?” giúp Nam rèn luyện phẩm chất nào? 
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm; không có môn học nào được gọi là môn “chính” không? 
Vì sao? 
Đề cương ôn tập Ngữ văn 11. Học kì II. Năm học: 2018 - 2019 
4 
Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
Bài tập 4: 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4: 
Chuyện kể những người lính hành quân theo đội hình từ các hướng khác nhau, để tránh bắn 
nhầm vào nhau, có quy ước về “tiếng súng gọi bầy”. Như cánh quân của Trung Sĩ, tác giả cuốn 
Chuyện lính Tây Nam để được phổ biến quy ước “tổng bằng 7” để nhận ra nhau. “Ba phát AK vang 
rành rọt. Bên kia trả lời bốn phát bắn, bên kia trả lời ba đúng quy ước”. Những người lính nhận ra 
nhau qua phát đạn gọi bầy. 
Trên sân cỏ, huấn luyện viên bóng đá nào cũng luôn dặn các cầu thủ phải chú ý “gọi nhau”, 
quan sát các bước di chuyển của nhau. Mà không phải chỉ đánh trận hay thi đấu bóng đá, ở bất kì 
lĩnh vực nào trong cuộc sống, “đội hình đội ngũ” luôn là vấn đề cốt tử. Dẫu có tướng kì tài cũng 
cần đội ngũ mới có thể giành chiến thắng. 
Ta lớn lên cắm cúi, có lúc nào đặt quy ước “tổng bằng Y” nào đó để nhận ra nhau trong đội 
hình hành tiến

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2018_20.pdf