Hướng dẫn học sinh ôn tập môn Văn Khối 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Trường Chinh

I. PHẦN ĐỌC HIỂU:

          Học sinh sẽ đọc hiểu một ngữ liệu mới (có thể là văn bản thông tin hoặc văn bản hư cấu). Để  thực hiện tốt các yêu cầu của phần này, các em cần chú ý một số nội dung cơ bản sau:

1. Xác định phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

2. Xác định phong cách ngôn ngữ: Sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí. Trong đó lưu ý phong cách ngôn ngữ báo chí.

3. Xác định ý nghĩa của từ ngữ, câu văn/thơ

4. Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ.

5. Viết đoạn ngắn nêu suy nghĩ về một vấn đề được đặt ra trong văn bản.

II. PHẦN LÀM VĂN: 

Viết bài văn nghị luận văn học về những tác phẩm đã học. Các tác phẩm cụ thể như sau.

1 Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

a) Nội dung:

- Phố huyện lúc chiều tàn: Đó là cảnh chiều tàn, chợ tan và những kiếp người tàn tạ. Nó gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp.

- Phố huyện lúc đêm khuya:

+ Khung cảnh thiên nhiên và con người: Ngập chìm trong đêm tối mênh mông. Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối (ánh sáng chỉ hé ở khe cửa, quầng sáng quanh ngọn đèn chị Tí; Chấm lửa nhỏ ở bếp lửa Bác Phở Siêu, từng hột sáng lọt qua phên nứa).

+ Nhịp sống của mọi người dân lặp đi lặp lại môt cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”.

docx 14 trang letan 20/04/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học sinh ôn tập môn Văn Khối 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Trường Chinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn học sinh ôn tập môn Văn Khối 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Trường Chinh

Hướng dẫn học sinh ôn tập môn Văn Khối 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Trường Chinh
 cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp.
- Phố huyện lúc đêm khuya:
+ Khung cảnh thiên nhiên và con người: Ngập chìm trong đêm tối mênh mông. Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối (ánh sáng chỉ hé ở khe cửa, quầng sáng quanh ngọn đèn chị Tí; Chấm lửa nhỏ ở bếp lửa Bác Phở Siêu, từng hột sáng lọt qua phên nứa).
+ Nhịp sống của mọi người dân lặp đi lặp lại môt cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”.
+ Tâm trạng của Liên: Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội; buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ.
- Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: Sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi chìm vào bóng tối. chị em Liên hân hoan, hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua. Con tàu mang theo mơ ước về một thế giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm.
- Ý nghĩa của chuyến tàu đêm: Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện.
	Qua tâm trạng của chị em Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của truyện ngắn này.
b) Nghệ thuật:	
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Bút pháp tương phản, đối lập.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
3) Ý nghĩa văn bản: 
- Truện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước CM và sự trân trọng với những mong ước b...ói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp cái tài. Cái đẹp chân chính trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “phẩm chất”, “nhân cách”.
b) Nghệ thuật 
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao).
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
c) Ý nghĩa văn bản 
- Tác phẩm khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đòng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
3. Hạnh phúc của một tang gia (Trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng) 
a) Nội dung
- Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa kích thích trí tò mò của người đọc vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.
- Những chân dung biếm họa
+ Cụ cố Hồng mơ màng nghĩ mình được mặc áo xô gai, được khen ... già, Văn Minh tranh thủ quảng cáo kiếm tiền; cô Tuyết tranh thủ chưng diện; cậu tú Tân muốn chứng tỏ tài chụp ảnh; Phán mọc sừng kiếm món lợi lớn,... Riêng Xuân Tóc Đỏ, danh giá và uy tín càng cao thêm.
+ Hai cảnh sát Min Đơ, Min Toa có việc làm; bạn cụ cố Hồng được dịp khoe huân chương và râu ria các loại; những “giai thanh gái lịch” được dịp hẹn hò, tán tỉnh,... đều vui vẻ, hạnh phúc. 
Mọi người, dù là chủ hay khách đều vui vẻ, hạnh phúc trước cái chết của cụ cố Tổ.
- Quang cảnh đám tang
+ Bề ngoài thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước nhố nhăng lố bịch, có đủ ‘kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn tây kèn ta, vòng hoa câu đối”; “giai thanh gái lịch” thản nhiên nói chuyện, bình phẩm, cười tình,...
+ Đỉnh điểm của sự giả dối diễn ra lúc hạ huyệt khi cậu tú Tân yêu cầu mọi người tạo dáng để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài và nhất là màn kịch siêu hạng của ông Phán ...ạt động nghiêm túc, công phu; người cầm bút phái có lương tâm.
+ Sau cách mạng: Nam Cao vẫn sáng tác theo quan điểm đúng đắn, tích cực.
- Sự nghiệp văn học: viết về người trí thức tư sản nghèo và người nông dân nghèo (trước cách mạng); phục vụ kháng chiến (sau cách mạng).
- Phong cách nghệ thuật
+ Luôn hướng tới đời sống tinh thần của con người, “con người bên trong”, có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật;
+ Thường viết về cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có sức khái quát lớn và đặt ra những vấn đề xã hội lớn lao, nêu những triết lí nhân sinh sâu sắc, quan điểm nghệ thuật tiến bộ;
+ Giọng văn tỉnh táo, sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư; buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương; ngôn từ sống động, tinh tế mà giản dị, gần gũi. 
2) Tác phẩm: Viết năm 1941 thuộc đề tài người nông dân nghèo trước cách mạng.
a) Nội dung
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo
+ Chí Phèo – người nông dân lương thiện: có hoàn cảnh riêng đặc biệt nhưng vẫn có nét chung của người nông dân (chăm chỉ, trong sáng, giàu tự trọng và có những ước mơ thật giản dị,...).
+ Chí Phèo – thằng lưu manh, “con quỷ dữ”: vì ghen tuông vô cớ, bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù, nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành một thằng lưu manh, “con quỷ dữ” ở làng Vũ Đại
+ Chí Phèo – bi kịch của con người không được làm người: cuộc gặp gỡ với thị Nở và sự yêu thương chăm sóc chân thành của thị đã đánh thức dậy tính người trong Chí. Hắn muốn làm người lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. Bị thị Nở từ chối, Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn đến đường cùng. Trong cơn phẫn uất, tuyệt vọng, Chí Phèo đã giết bá Kiến rồi tự sát. Cái chết ấy cho thấy niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện của Chí Phèo và có sức tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa phong kiến.Nõ cũng chứng tỏ cảm quan hiện thực sâu sắc của Nam Cao.
- Giá trị của tác phẩm: phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các 

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_hoc_sinh_on_tap_mon_van_khoi_11_nam_hoc_2019_2020.docx