Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

4.  Các biện pháp tu từ: 
- Các biện pháp Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu) 
- Các biện pháp Tu từ  từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói 
tránh, thậm xưng,… 
So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi 
hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
VD: Trẻ em như búp trên cành 
Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng 
loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với 
con người.

 

Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng 
(giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi 
nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước. 
Nói quá:  là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để 
nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá 
đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. 
- Tu từ  cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,… 

pdf 24 trang letan 18/04/2023 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
trách nhiệm giữa người với người 
 3. Sáu phong cách ngôn ngữ: 
 Phong cách ngôn ngữ Đặc điểm nhận diện 
1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ 
2 Phong cách ngôn ngữ báo chí 
(thông tấn) 
-VD bản tin , phóng sự,.. 
3 Phong cách ngôn ngữ chính luận -VD : lời kêu gọi, tuyên ngôn, hịch, cáo,... 
4 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương: Truyện, bài 
hát, thơ, tiểu thuyết, 
5 Phong cách ngôn ngữ khoa học Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học 
tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích 
diễn đạt chuyên môn sâu 
6 Phong cách ngôn ngữ hành 
chính 
4. Các biện pháp tu từ: 
- Các biện pháp Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu) 
- Các biện pháp Tu từ từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói 
tránh, thậm xưng, 
So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi 
hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
VD: Trẻ em như búp trên cành 
Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng 
loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với 
con người. 
Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 
2 
Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng 
(giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi 
nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước. 
Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để 
nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
Nói giảm...
Im lặng () Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc 
Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn điện 
Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác: 
- Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt  
- Điển tích điển cố, 
5. Các phương thức trần thuật 
- Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi) 
- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt. 
-Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể 
lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm. 
6. Các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản) 
Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện 
Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước 
Phép liên tưởng (đồng 
nghĩa / trái nghĩa) 
Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc 
cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước 
Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ 
đã có ở câu trước 
Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu 
trước 
7. Sáu thao tác lập luận 
TT Các thao tác 
lập luận 
Nhận diện 
Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 
3 
Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
1 Giải thích Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng 
và giúp người khác hiểu đúng ý của mình. 
2 Phân tích Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, 
yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong 
của đối tượng. 
3 Chứng minh Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ 
một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào 
vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết 
phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết 
minh trước rồi trích dẫn chứng sau.) 
4 Bác bỏ Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định 
đúng đắn và bảo v.... Lỗi diễn đạt ( chính tả, dùng từ, ngữ pháp) 
 9.2. Lỗi lập luận ( lỗi lô gic) 
 10. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản 
- Cảm nhận về nội dung phản ánh 
- Cảm nhận về cảm xúc của tác giả 
11. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản 
- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản 
- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn 
12. Các hình thức trình bày của đoạn văn ( Kết cấu đoạn văn) 
- Diễn dịch 
- Qui nạp 
-Móc xích 
-Song hành 
- Tổng – Phân – Hợp 
- Tam đoạn luận. 
 13. Yêu cầu nhận điện thể thơ: 
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 
chữ 
Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 
4 
Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
PHẦN II. LÀM VĂN 
Câu 1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
HS cần phải viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày 1 nội dung liên quan đến phần đọc hiểu văn 
bản. 
1. Về hình thức: 
Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong một đoạn văn. 
2. Về nội dung: Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý chính. Cụ thể: 
- Câu mở đoạn: có tác dụng dẫn dắt vấn đề. 
- Các câu sau triển khai cho câu chủ đề. 
- Đoạn văn nên có 1 câu kết, nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc cảm xúc, quan điểm cá nhân về vấn đề đang 
bàn luận. 
 Dạng 1: Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý: 
- Giải thích (Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?) 
- Phân tích, chứng minh (tại sao nói như thế?) 
- Bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch, nêu ý nghĩa - Rút ra bài học nhận 
thức, hành động. 
Dạng 2: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý: 
- Nêu hiện tượng (đó là hiện tượng gì? Biểu hiện? Mức độ?) 
- Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện tượng trên 
- Bàn luận về nguyên nhân, giải pháp...; 
- Nêu bài học sâu sắc với bản thân. 
Lưu ý: 
- Học sinh cần có cách viết linh hoạ

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_12_nam_hoc_2018_2019_t.pdf