Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học 12 THPT
A. LÝ THUYẾT:
VẤN ĐỀ I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
1. Cơ thể và môi trường
1.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái (NTST) là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. Có hai nhóm NTST cơ bản :
- Nhân tố vô sinh (nhân tố không phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể): các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường (Ánh sáng, t0, A0, độ pH, không khí, gió, bão, mưa, thủy triều, …).
- Nhân tố hữu sinh (nhân tố phụ thuộc mật độ) : là mối quan hệ giữa sinh vật với các sinh vật khác trong đó con người là nhân tố hữu sinh có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
- Sự tác động qua lại giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái qua nhiều thế hệ hình thành ở sinh vật những đặc điểm thích nghi với các điều kiện khác nhau của môi trường về hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính hoạt động. Đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.
1.2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
- Các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo các quy luật :
Quy luật giới hạn sinh thái : Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
- Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài.
- Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
∆ Thế nào là ổ sinh thái, nguyên nhân và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái?
1.3. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
1.3.1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng :
Ánh sáng được coi là nhân tố sinh thái vừa có tác dụng giới hạn, vừa có tác dụng điều chỉnh, Ánh sang trắng là nguồn năng lượng của cây xanh và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống động vật.
- Liên quan đến ánh sáng, động vật được chia thành 2 nhóm: nhóm ưa hoạt động ban ngày và nhóm ưa hoạt động ban đêm.
- Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường. Người ta chia thực vật thành các nhóm :
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học 12 THPT
ờng, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái. 1.2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái Các nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật theo các quy luật : Quy luật giới hạn sinh thái : Mỗi loài có một giới hạn chịu đựng đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài. Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. ∆ Thế nào là ổ sinh thái, nguyên nhân và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái? 1.3. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống 1.3.1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng : Ánh sáng được coi là nhân tố sinh thái vừa có tác dụng giới hạn, vừa có tác dụng điều chỉnh, Ánh sang trắng là nguồn năng lượng của cây xanh và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống động vật. Liên quan đến ánh sáng, động vật được chia thành 2 nhóm: nhóm ưa hoạt động ban ngày và nhóm ưa hoạt động ban đêm. Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường. Người ta chia thực vật thành các nhóm : * Thực vật ưa sáng, có các đặc điểm : Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng. Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mô dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc. Lục lạp có kích thước nhỏ. Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh. * Thực vật ưa bóng có các đặc điểm : Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác. Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất. Lục lạp có kích thước lớn. Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng yếu. * Thực vật chịu bóng : Mang những đặc điểm trung gian giữa hai nhóm trên. 1.3.2. Sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ : Nhiệt độ ảnh hưởng...ể(quy tắc Anlen): “Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi... thường bé hơn tai, đuôi, chi ...của động vật ở vùng nóng”. 2. Quần thể sinh vật 2.1. Khái niệm: Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới. 2.2. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Quan hệ Hỗ trợ Cạnh tranh Khái niệm Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản.... Là mối quan hệ xảy ra khi mật độ cá thể của QT tăng lên quá cao, nguồn sống của của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác ; các con đực tranh giành con cái. Vai trò Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể (hiệu quả nhóm). Làm cho số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. Ví dụ Hiện tượng sống theo nhóm giúp thực vật tăng khả năng chống chịu với bất lợi của môi trường. Cạnh tranh dành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật cùng loài 2.3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể 2.3.1. Mật độ cá thể của quần thể. Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. 2.3.2. Sự phân bố cá thể: Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể. Phân bố theo nhóm hỗ trợ nhau qua hiệu quả nhóm. Phân bố đồng đều góp phần làm giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. 2.3.3. Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ giữa số cá thể đực và cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân t...mức độ tử vong, sự phát tán cá thể (xuất cư, nhập cư) của quần thể sinh vật. Tăng trưởng của quần thể sinh vật Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể có tiềm năng sinh học cao tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J). Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể tăng tăng trưởng giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S). Tăng trưởng của quần thể người: Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Dân số tăng nhanh là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút. 2.4. Biến động số lượng và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể 2.4.1. Khái niệm và các dạng: Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. Số lượng cá thể của quần thể có thể bị biến động theo chu kì hoặc không theo chu kì. Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì(chu kì ngày đêm, chu kì mùa, chu kì tuần trăng, chu kì nhiều năm) là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường. Ví dụ : dòng hải lưu Ninô chảy qua 7 năm/lần ở ven biển Peru nhiệt độ tăng, nồng độ muối tăng sinh vật phù du chết nhiều môi trường ô nhiễmcá cơm chết hàng loạt. Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là biến động mà số lượng cá thể của quần thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người. 2.4.2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Sinh Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể thông qua việc điều chỉnh sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư để cân bằng với khả năng cung cấp của môi trường: Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cáKích thước Quần thể Tử Xuất cư Nhập cư thể quần thể thấp)
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_12_thpt.doc