Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề 7: Tiến hóa

Câu 1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 2. Cơ quan tương tự là những cơ quan

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 3. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá phân li.                                                B. sự tiến hoá đồng quy.

C. sự tiến hoá song hành.                              D. phản ánh nguồn gốc chung.

Câu 4. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá phân li.                                   B. sự tiến hoá đồng quy.   

C. sự tiến hoá song hành.                  D. nguồn gốc chung.

Câu 5. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy) ?

A. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân

B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

C. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

D. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhuỵ.

Câu 6. Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan tương đồng:

A. Vây cá và vây cá voi.                                              B. Cánh dơi và cánh chim.

C. Cánh dơi và cánh của sâu bọ.                               D. Cánh bướm và cánh chim.

docx 10 trang letan 17/04/2023 4680
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề 7: Tiến hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề 7: Tiến hóa

Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề 7: Tiến hóa
A. sự tiến hoá phân li.	 	B. sự tiến hoá đồng quy. 
C. sự tiến hoá song hành.	 	D. nguồn gốc chung.
Câu 5. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy) ?
A. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân
B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
C. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
D. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhuỵ.
Câu 6. Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan tương đồng:
A. Vây cá và vây cá voi.	B. Cánh dơi và cánh chim.
C. Cánh dơi và cánh của sâu bọ.	D. Cánh bướm và cánh chim.
Câu 7. Các cơ quan thoái hoá là cơ quan:
A. Phát triển không đầy đủ ở cơ quan trưởng thành	B. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới
C. Thay đổi cấu tạo khác với tổ tiên	D. Biến mất hoàn toàn 
Câu 8. Các giai đoạn phát triển của phôi giống nhau ở các lớp động vật do:
A. Có quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài.	B. Lịch sử tiến hoá của sinh vật.
C. Chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới.	D. Ảnh hưởng của môi trường sống.
Câu 9. Nội dung của học thuyết tế bào:
A. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến thực, động vật đều được cấu tạo từ tế bào
B. Tất cả các dạng sống đều có cấu tạo tế bào 
C. Tất cả các sinh vật đa bào đều có cấu tạo tế bào 
D. Tất cả các tế bào đều có cấu tạo cơ bản giống nhau
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các các nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại
B. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các các axitamin càng giống nhau và ngược lại
C. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các các nuclêôtit và axitamin càng giống nhau và ngược lại
D. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì số lượng các các nu và axitamin càng giống nhau và ngược lại
Câu 11. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và c...n chung.
B. các gen của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau. 
C. tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hoá hội tụ.
D. prôtêin của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau.
Câu 13. Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào. 
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. 
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. 
D. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. 
Câu 14. Đác Uyn quan niệm biến dị cá thể là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng DT được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 15. Chọn lọc tự nhiên là quá trình:
A. Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật
B. Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
C. Vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho sinh vật
Câu 16. Theo Đacuyn, động lực của chọn lọc tự nhiên là:
A. Thức ăn, kẻ thù, dịch bệnh	B. Thức ăn, kẻ thù, các nhân tố vô sinh	
C. Điều kiện sống 	D. Đấu tranh sinh tồn
Câu 17. Theo Đacuyn, chọn lọc dựa trên cơ sở:
1 : di truyền	2 : biến dị	3 : đột biến	4 : phân li tính trạng
Phát biểu đúng là:
A. 1, 2	B. 1,2,3	C. 1,2,4	D. 1,2,3,4
Câu 18. Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Đacuyn:
A. Hình thành các loài mới 	B. Hình thành các nòi mới 
C. Hình thành các giống mới	D. Hình thành các nhóm phân lo	
Câu 19. Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do
A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổ...ho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 24. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.	
D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 25. Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp:
A. Xây dựng cơ sở lí thuyết cho tiến hóa lớn	 
B. Tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực
C. Giải thích tính đa dạng và thích nghi của sinh giới	
D. Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ
Câu 26. Tiến hoá nhỏ là quá trình 
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 27. Tiến hoá lớn là quá trình 
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.	B. hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 28. Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng về tiến hoá nhỏ là
A. tiến hoá nhỏ là hệ quả của tiến hoá lớn.
B. quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp.
C. quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
D. tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 29. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là
A. cá thể.	B. quần thể.	C. nòi.	D. loài.
Câu 30*. Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì quần thể 
A. có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_chuyen_de_7_tien_hoa.docx