Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du (Có ma trận và đáp án)

doc 2 trang Mạnh Nam 05/06/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du (Có ma trận và đáp án)

Đề kiểm tra chất lượng học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Du (Có ma trận và đáp án)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU NĂM HỌC: 2015 – 2016
 Môn: Hóa học - Lớp 11
 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)
 Đề thi gồm 02 trang 
Họ, tên thí sinh:..............................................................Số báo danh:...............................................
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố như sau: Mg=24;Al=27;O=16;Cl=35,5;Fe=56;N=14; C= 12; 
H=1; Na=23; Zn=65; Cu=64).
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh?
A. H2S, H2O, NaOH.B. HF, C 6H6, KCl.
C. NaNO3, HCl, NaOH.D.H 2CO3, CaSO4, NaHCO3.
Câu 2: Kim loại nào sau đây bị thu động trong dung dịch axit HNO3 đặc nguội?
A. Fe B. Cu C. Zn D. Mg
 + -
Câu 3: Cho phương trình ion rút gọn sau: H + HCO3 → CO2 + H2O .Khi cho 2 chất nào sau đây phản 
ứng với nhau thì thu được phương trình ion rút gọn trên ? 
A. BaSO4 + H2CO3 B. HCl + CaCO3 C. HCl + KHCO3 D. Ba(OH)2 + NaHCO3
Câu 4: Tính pH của dung dịch HNO3 0,001M.
A. 2.B. 12.C. 3.D. 11
Câu 5: Cho dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch nào trong số các dung dịch 
sau: NaNO3; NaCl; NaF; Na3PO4 thu được kết tủa màu vàng?
A. NaCl.B. NaNO 3. C. Na3PO4. D. NaF.
Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây không chứng minh tính khử của NH3?
A. 4NH3 +5O2 → 4NO + 6H2O B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl + N2 D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + 3H2O + N2
Câu 7: Thành phần chính của đạm ure là 
A. NH4Cl.B. (NH 4)2SO4. C. NH4NO3 D. (NH2)2CO. 
Câu 8: Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật 
nhọn khắc hình ảnh cần khắc vào lớp sáp trên bề mặt, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở 
những chỗ lớp sáp bị cào đi .
Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình trên là: 
A. SiO2 + Mg → 2MgO + Si B. SiO 2 + 2MaOH → Na2SiO3 + CO2 
C. SiO2 + HF → SiF4 + 2H2OD. SiO 2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2
Câu 9: Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, khi thăng hoa nó lấy nhiệt của môi trường làm nhiệt 
độ môi trường giảm xuống. Đặc biệt là nước đá khô( không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản 
những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm . Nước đá khô là 
A. CO rắn B. CO 2 rắn C. H2O rắn D. SO2 rắn
Câu 10: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp Al2O3 , CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng) sau khi phản ứng xảy ra 
hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe. B. Al, Fe, Cu, Mg
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe. D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 g một chất X cần dùng 8,96 lit O 2 ở đktc thu được sản phẩm cháy gồm 
CO2 và nước. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình 1 đựng H 2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch NaOH thấy 
khối lượng bình 2 tăng nhiều hơn khối lượng bình 1 tăng là 6 gam . Công thức phân tử của X
 A. C3H8O B. C3H8O3 C. C3H8 D. C3H8O2
Câu 12: Dẫn 2,24 lít (đktc) khí CO2 vào 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được muối nào?
 A. Na2CO3 và NaOH dư B. Na2CO3. 
 C. NaHCO3 và NaOH dư D.Na2CO3 và NaHCO3
Câu 13: Trong các hợp chất sau: C 2H4; CHCl3; CH3NH2 ; CaC2 ; CH3COOH ; C6 H12O6 ; CO, CO2 có 
bao nhiêu hợp chất hữu cơ? 
 A. 6 B. 4 C. 7 D. 5 
Câu 14: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
 A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
 C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.
Câu 15: Nguyên tố P thuộc ô số 15 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố P 
là:
 A.2s22p5 B. 2s22p3 C. 3s23p2 D. 3s23p3
Câu 16: Hoà tan 32g kim loại M trong dd HNO3dư thu được 8,96lit (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, NO2 có tỉ khối 
so với H2 là 17. Kim loại M là
 A. Mg.B. Al.C. Fe. D. Cu.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
 to
 a. Ca3(PO4)2 + C + SiO2  (Phản ứng điều chế photpho trong công nghiệp)
 to
 b. Fe + HNO3 loãng dư  ? + NO + ?
 c. NH3 + H2O + AlCl3 
 d. CaCO3 + CO2+ H2O 
 e.CO 2 dùng để dập tắt các đám cháy thông thường nhưng không dùng để dập tắt các đám cháy của kim 
 loại mạnh như Mg. Hãy giải thích và viết PTHH minh họa
Câu 2 (2,0 điểm): Cho 12,3 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu tác dụng hết với dd HNO3 1,25M lấy dư thu 
được 4,48 lít(đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch X .
 a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
 b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
 c. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi khối lượng kết tủa không đổi thì cần ít nhất 450 ml 
 dung dịch NaOH 2M.Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu.
Câu 3 (1,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam hợp chất hữu cơ A sinh ra 6,72 lít CO 2 (đktc) và 7,2 gam 
H2O. 
 a. Xác định công thức phân tử của A biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 30.
 b. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A.
 ------------------------HẾT------------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_11_truong_thpt_n.doc
  • docdap an de hóa 11 chính th-c.doc
  • docmatran hoa 11 ki 1.doc