Để kiểm tra Học kì II môn Ngữ văn 12 (Có đáp án)

 I/  CÂU HỎI :

  1/ (2 điểm ) : Anh (chị ) hãy nêu các lớp ý nghĩa trong truyện ngắn   “Thuốc “ của Lỗ Tấn. 

  2/ (2 điểm ) : Anh (chị ) hãy trình bày vắn tắt những hiểu biết của mình    về nhà văn Nguyễn Minh Châu .

 II/ LÀM VĂN (6 điểm ) :

 Anh ( chị ) tự chọn và phân tích một số câu thơ hoặc một đoạn thơ

trong bài “Việt Bắc”và bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” để làm rõ đặc điểm

phong cách thơ Tố Hữu. 

doc 13 trang Khải Lâm 26/12/2023 4100
Bạn đang xem tài liệu "Để kiểm tra Học kì II môn Ngữ văn 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Để kiểm tra Học kì II môn Ngữ văn 12 (Có đáp án)

Để kiểm tra Học kì II môn Ngữ văn 12 (Có đáp án)
---------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
            I/ CÂU HỎI :
            1/ ( 2 điểm ) :
             a/ Các ý chính : 
-         Thuốc là một truyện đa nghĩa. Trước hết, đó là thứ thuốc chữa bệnh lao của những người dân Trung Quốc lạc hậu u mê: lấy máu người để chữa bệnh.
-         Thuốc còn đề cập đến vấn đề sâu xa hơn, khái quát hơn. Đó là sự u mê, đớn hèn, mông muội về chính trị của đại đa số người dân TQ lúc bấy giờ. 
-         Thuốc chỉ ra những hạn chế về phương pháp hoạt động của các nhà cách mạng chống lại nhà Thanh, bi kịch của những chiến sĩ CM tiên phong :không được quần chúng hiểu, ủng hộ, bảo vệ
-         Tình cảm biết ơn, trân trọng và niềm tin vào tương lai :quần chúng sẽ hiểu, nhớ ơn các chiến sĩ CM.
b/ Cho điểm :
-         Cho mỗi ý : 0.5 điểm
-         Có từ 2 lỗi chính tả, ngữ pháp trừ từ 0.25 đến 1.0 điểm
2/ ( 2 điêm ) :
 a/ Các ý chính :
   -Những hiểu biết về cuộc đời : (1 điểm )
  + Năm sinh, năm mất (1930-1989 ),
  + quê Nghệ An,
  + gia nhập quân đội từ kháng chiến chống Pháp,
  + được truy tặng giải thưởng HCM về văn học , nghệ thuật năm 2000.
-         Những hiểu biết về văn nghiệp ( 1 điểm )
   + Là nhà văn tiên phong trong phong trào đổi mới văn học những năm 1980
   + Tác phẩm chính :Những vùng trời khác nhau; Dấu chân người lính; Người đản bà trên chuyến tàu tốc hành; Bến quê
 b/ Cho điểm :
-         Những hiểu biết về cuộc đời : mỗi ý 0,25 đ
-         Những hiểu biết về văn nghiệp :
+   ý 1 :0,5 đ
+   ý 2 : nêu đúng tên ba tác phẩm :0,5 điểm, thiếu 1 :trừ 0,25 điểm.
-Trừ lỗi :như câu 1.1
 LÀM VĂN :
 1/ Yêu cầu về kỹ năng :
-         Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, kiểu bài chứng minh một vấn đề văn học.
-         Học sinh biết cách bố cục bài viết, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
 2/ Yêu cầu về nội dung :
  a/  Học sinh đáp ứng được các yêu cầu sau :
-         Nắm được các đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu :
  +  Là nhà thơ của lý ...là khai thác hết các đặc điểm trong đoạn thơ
-         Giám khảo không máy móc đòi hỏi HS phải nói đúng, đủ các từ ngữ ở đáp án. Chỉ cần các em hiểu đúng vấn đề. Chấp nhận các cách diễn đạt khác mhau
   BIỂU ĐIỂM:
  -ĐIỂM 5-6 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề; chọn được những câu, đoạn tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Kĩ năng phân tích tổng hợp tốt, diễn đạt lưu loát, ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Có thể có từ 2-3 lỗi nhỏ.
   -ĐIỂM 3-4 : Đáp ứng các yêu cầu trên ở mức khá, có thể thiếu vài ý nhỏ ( 4 điểm ); đáp ứng ở mức trung bình, chỉ nêu được khoảng nửa số ý ( 3 điểm ). Có thể có từ 3-5 lỗi nhỏ.
   - ĐIỂM 1-2 : Không thuộc thơ, trích dẫn sai từ 3 câu trở lên, không nắm chắc các đặc điểm thơ  phong cách Tố Hữu, bài làm sơ sài, thiếu hơn nửa số ý. Giám khảo cân nhắc để quyết định điểm cụ thể.
Phòng Trung học Sở GD-ĐT Tp.HCM
Thứ Sáu, 18/08/2006, 23:58 (GMT+7)
Hướng tới một triết lý dạy văn
TTCT - Dạy văn góp phần tích cực nhất, hiệu quả nhất và sâu sắc trong quá trình hình thành nhân cách con người...
Có một giai thoại xưa thú vị kể về một kỳ thi vẽ tranh theo chủ đề “trăng”: có hai tác phẩm đáng lưu ý vì có vấn đề. Bức tranh thứ nhất vẽ mặt trăng tròn vành vạnh, rõ ràng; bức thứ hai không thấy trăng đâu cả, chỉ có đám mây rực sáng. 
Giám khảo A chấm bức thứ nhất điểm 10; bức thứ hai điểm 0 (vì lạc đề). Giám khảo B chấm bức thứ nhất 5 điểm (điểm trung bình); bức thứ hai 10 điểm (điểm tuyệt đối) và giải thích đây mới là bức tranh nghệ thuật đích thực, đầy sáng tạo, được vẽ theo thủ pháp “dụng vân họa nguyệt” (lấy mây vẽ trăng). 
Dĩ nhiên chấm thi thì phải có đáp án. Nhưng chỉ biết có đáp án mà quên mất thực tế bài làm của thí sinh thì có khác gì người đi sửa giày chỉ tin vào cái ni chân của mình! Huống chi “cái ni” dù là lý tưởng mấy cũng chỉ là một kiểu giường Procuste mà thôi (trong thần thoại phương Tây, nhân vật Procuste có một cái giường; khi bắt được ai Procuste đo người đó bằng cái giường của mình.
Ai vừa vặn thì được tha; ai quá khổ thì ...n lớn như một hệ thống sẽ đẻ ra những con người sáng tạo. Đừng nghĩ tính thẩm mỹ và chất sáng tạo của văn học chỉ kích thích, nuôi dưỡng sự sáng tạo trong phạm vi nghệ thuật. Hơn ai hết, những nhà khoa học lớn luôn luôn khẳng định “nghệ thuật và khoa học là đôi cánh của nhân loại”. 
A. Einstein đã từng tuyên bố rằng thuyết tương đối của ông được gợi ý từ những trang tiểu thuyết sâu thẳm của Dostoievsky. Và sau khi đỗ tiến sĩ vật lý, nhà khoa học vĩ đại và “lạ đời” này đã đến thăm thầy giáo dạy văn hồi ông học trung học!
Nếu muốn đào tạo những con người sáng tạo thì chúng ta phải có một triết lý dạy văn dành cho những chủ thể. Điều này phải nói Nhật Bản là quốc gia đầu tiên ở châu Á đã làm được. Hiện nay ở học đường VN, người thầy có xu hướng là những công chức, còn học sinh là những khách thể. Vì vậy, chúng ta bỏ quên tiềm năng sáng tạo vô tận của người dạy học và của học sinh, sinh viên.
Nhưng triết lý giáo dục và triết lý dạy văn không chỉ có như thế. Chừng nào xã hội chúng ta còn có những bác sĩ lừa đảo bệnh nhân, những thầy thuốc mượn việc chữa bệnh để “chặt đẹp”, những quan chức tham ô... chúng ta vẫn còn suy nghĩ về triết lý dạy học mà nặng nhất là triết lý dạy văn. 
Chừng nào xã hội chúng ta còn có những hiện tượng người khiếm thị phải lên tiếng “tôi là kể khuyết tật, xin đừng thu tiền vé xe buýt của tôi”, chúng ta vẫn còn phải bổ sung triết lý dạy văn. Chừng nào còn có những sinh viên chỉ vì để khỏi trả số nợ 2 triệu đồng mà ra tay giết người bạn gái cho mình vay tiền, chúng ta vẫn còn lo nghĩ về một triết lý dạy văn.
Bởi vì việc dạy văn góp phần tích cực nhất, hiệu quả nhất và sâu sắc trong quá trình hình thành nhân cách con người.
Trang nhất
Tin văn
Chuyên đề
Không gian thơ
Trong vườn văn
Tác giả - Tác phẩm
Radio Thơ Trẻ Online
Lý luận - Phê bình
Dịch thuật
Nghệ thuật sống
Xem - Nghe - Đọc
Nghiên cứu - Tư liệu
Thơ Trẻ & Bạn đọc
Top of Form
Đăng nhập:
DIỄN ĐÀN
(diendan.thotre.com) 
- Đăng ký thành viên
- Quên mật khẩu? 
Bottom of Fo

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_12_co_dap_an.doc