Đề luyện tập môn Ngữ văn Lớp 12

ĐỀ 1

I.ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc  đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Sắp đặt đời mình đâu chỉ tự mình thôi 
Gặp cầu phải qua gặp sông phải lội 
Vẫn còn nhiều nẻo đường trên mặt đất này chưa có lối 
Mà cái đích mỏng manh lại tấp tểnh tận đâu rồi 
Mẹ dặn con ra đường nhìn thẳng 
Nhưng đừng quên ngoái lại phía sau 
Nhìn thẳng để tới nhanh 
Ngoái lại đằng sau để không về muộn 
Gắng nhớ những gì cần nhớ 
Và chớ phung phí thời gian vào những cái phải quên 
Nghĩ suy nên cứng cáp 
Nói năng lại phải mềm 
Quá khứ không toàn là kỷ niệm 
Quá khứ có lúc còn buốt óc 
Quá khứ lộ thiên 
Có đá có vàng 

Có cả những báu vật rồi ngày mai ai may thì sẽ thấy 
Có cả những màu mây chưa từng đến với trời 
Có cả đống bão giông đang tích điện đợi ngày dâng hồng thuỷ 
Và có cả gương mặt của chính mình sẽ mọc lại với mùa sau 
Nếu ai quên quá khứ của mình 
Một mai thôi 
Như dòng sông tắt nước

(Trích Bóng đa làngTrầm tích, Hoàng Trần Cương, NXB Hội nhà văn, 1996)

 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trích. (0.5 điểm)

    Câu 2. Nêu ý nghĩa diễn đạt của biện pháp tu từ  so sánh được sử dụng ở ba câu thơ cuối đoạn trích. (0.5 điểm)

  Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về các ứng xử của con người trong cuộc sống được thể hiện qua hai câu thơ: Nghĩ suy nên cứng cáp / Nói năng lại phải mềm? (1.0 điểm)

  Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên được anh/ chị tâm đắc nhất?  (1.0 điểm)

docx 10 trang letan 20/04/2023 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện tập môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện tập môn Ngữ văn Lớp 12

Đề luyện tập môn Ngữ văn Lớp 12
nh phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trích. (0.5 điểm)
 Câu 2. Nêu ý nghĩa diễn đạt của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng ở ba câu thơ cuối đoạn trích. (0.5 điểm)
 Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về các ứng xử của con người trong cuộc sống được thể hiện qua hai câu thơ: Nghĩ suy nên cứng cáp / Nói năng lại phải mềm? (1.0 điểm)
 Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên được anh/ chị tâm đắc nhất? (1.0 điểm)
II.LÀM VĂN: (7.0 điểm)
 Câu 1. (2.0 điểm) 
 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống của tác giả được gợi lên qua đoạn thơ sau trong phần đọc –hiểu:
 Mẹ dặn con ra đường nhìn thẳng 
Nhưng đừng quên ngoái lại phía sau 
Nhìn thẳng để tới nhanh 
Ngoái lại đằng sau để không về muộn
Câu 2 (5.0 điểm) 
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng :
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
 (Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
ĐỀ 2
PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4: 
Khi tới thăm những bản làng nghèo khổ lạc hậu khủng khiếp trên miền núi cao, tôi cứ nghĩ có phải do họ ít đi quá. Nếu giúp đỡ họ, nên chăng thay vì cho tiền cho gạo, chúng ta tổ chức cho họ những chuyến đi?Biết đâu sau những chuyến đi họ sẽ tự muốn thay đổi tập quán sinh sống?
Tóm lại, mọi chuyến đi đều đáng giá. Đi để con được choáng ngợp trước đại dương mênh mông...rung động trước một cánh đồng xanh mướt...hồi hộp nín thở trước những rặng núi hùng vĩ...Đi để con biết mùi mặn của mồ hôi, mùi gió ngai ngái trước cơn dông...đi để con biết kết nối với người lạ, thử những món chưa từng ăn. Đi để con biết cách leo núi, lội ruộng, luồn hang, đốt lửa, nấu cơm, sơ cứu vết thương...Đi để khi trở về con thấy yêu thêm cái nhà nhỏ của mình.
Tại sao người ta phải bỏ cả ...iểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm): Theo anh/chị, những chuyến đi có giá trị gì ?
Câu 3 (1.0 điểm): Anh/ chị hiểu thế nào về câu “Nước chảy là nước trong, nước đọng là nước bẩn.” trong ngữ cảnh đoạn trích ?
Câu 4 (1.0 điểm): Suy nghĩ về giải pháp giúp những con người vùng cao thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, tác giả cho rằng: “Nếu giúp đỡ họ, nên chăng thay vì cho tiền cho gạo, chúng ta tổ chức cho họ những chuyến đi?”. Anh/chị có đồng tình với giải pháp trên hay không?
Vì sao?
PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hình ảnh đôi chân và con đường.
Câu 2 (5.0 điểm): 
SGK Ngữ văn 12 viết: “ Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn thơ sau:
   Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
 Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
 - Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
 Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
                                                  ( Trích Việt Bắc- Tố Hữu) 
---------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 3
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản: 
Nhận một bàn thua trước đội tuyển Nhật Bản, đội tuyển bóng đá Việt Nam phải dừng bước tại vòng tứ kết Asian Cup 2019 khiến nhiều người hâm mộ tiếc nuối.
Liên hệ giữa bóng đá và dạy con mới thấy việc chúng ta dũng cảm chấp nhận "thua" cũng là cách lớn lên sau mỗi thất bại.
Tôi từng gặp những đứa trẻ bỏ nhà chỉ vì bị bố mẹ mắng chửi vì không vào được trường cấp ba như ý. Thực tế, trước hoặc sau mỗi mùa thi, đâu đó trên báo chí, mạng xã hội lại có những dòng tin về những học trò tự tử. Nguyên nhân chính là trẻ gặp áp lực trong học tập, kỳ vọng của bố mẹ quá nhiều vào sự đỗ đạt của con cũng vô tình là “kẻ thù” cướp đi sinh mạng trẻ.
Tôi từng gặp không ít bà mẹ òa khóc khi con bị c...t kinh nghiệm sau mỗi thất bại?
Câu 3. Theo anh/ chị, tính xấu bao biện có tác hại như thế nào?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “thất bại là mẹ thành công” hay không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “đối mặt thất bại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu. 
Câu 2 (5,0 điểm):
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn.
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Đất Nước-Trích trường ca Mặt đường khát vọng,Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118 )
Bàn về đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: Trong đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh Đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác.
Anh /chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây: 
Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muố

File đính kèm:

  • docxde_luyen_tap_mon_ngu_van_lop_12.docx