Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 11 (Có đáp án)

 

Phần I.Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tư tưởng chủ bại khiến người ta cứ lần khần, dùng dằng, rối trí. Trong khi thời gian thì trôi vun vút, nào có chờ đợi ai. Các bạn nên nhớ, không có gì là quá sớm, cũng chẳng có gì là quá muộn. Khái niệm sớm hay muộn là do mình tự nghĩ ra và tự giới hạn cho mình. Vấn đề là muốn hay không muốn. Nếu muốn, quyết tâm làm.

Tony có anh bạn, bác sĩ, khi anh sang Mỹ định cư, anh đã 35 tuổi. Bên Mỹ họ không công nhận bằng bác sĩ của mình, nên anh phải học lại. Ai cũng khuyên anh từ bỏ, thôi làm nail cho xong. Anh không nghe lời ai, cứ mày mò, đánh vần từng chữ tiếng Anh và có được bằng bác sĩ Mỹ lúc 46 tuổi. Ít ai biết thương hiệu 7UP thành công sau 6 lần UP thất bại.

Có làm thì mới có sai. Sai thì sửa. Sửa rồi sẽ tốt đẹp hơn. Người hay chỉ trích người khác phạm sai lầm thế này thế nọ, là vì họ dư thời gian quá. Đâu có thấy 1 chủ doanh nghiệp lên mạng đăng đàn chỉ trích cái anh gì mua Iphone bên Singapore đâu, vì họ đầu tắt mặt tối ăn còn không kịp. Nên các bạn trẻ, nếu muốn làm thì cứ làm, trong phạm vi tự mình trả giá thì cứ mạnh dạn. Bỏ vài ba chục triệu tiền để dành thay vì mua smartphone, mình đem ra sản xuất kinh doanh thử, trường hợp xấu nhất thì coi như đi đường rớt mất cái smartphone. Sai càng nhiều lúc còn trẻ thì khả năng thành công trong tương lai càng lớn. Và tuyệt đối, không chỉ trích người khác. Không dành thời gian cho việc lảm nhảm đó. Nếu thèm chỉ trích quá thì nên tự trách mình. Nằm gác tay lên trán suy nghĩ về đời mình. Phân tích vì sao sai, nguyên nhân, nếu cho làm lại thì mình sẽ làm tốt hơn như thế nào.

                                       

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)

Câu 2. Chỉ ra 1 thành ngữ và giải thích ý nghĩa thành ngữ được sử dụng trong văn bản. (0.75đ)

Câu 3. Việc tác giả đưa ra câu chuyện anh bạn, bác sĩ  chuyện sản xuất kinh doanh thử có tác dụng gì? (0.75đ)

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với lời tác giả gửi gắm không: Sai càng nhiều lúc còn trẻ thì khả năng thành công trong tương lai càng lớn. Nêu lí do vì sao .(1.0đ)

Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa sửa sai lầm trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu. 

doc 6 trang letan 19/04/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 11 (Có đáp án)

Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 11 (Có đáp án)
g đăng đàn chỉ trích cái anh gì mua Iphone bên Singapore đâu, vì họ đầu tắt mặt tối ăn còn không kịp. Nên các bạn trẻ, nếu muốn làm thì cứ làm, trong phạm vi tự mình trả giá thì cứ mạnh dạn. Bỏ vài ba chục triệu tiền để dành thay vì mua smartphone, mình đem ra sản xuất kinh doanh thử, trường hợp xấu nhất thì coi như đi đường rớt mất cái smartphone. Sai càng nhiều lúc còn trẻ thì khả năng thành công trong tương lai càng lớn. Và tuyệt đối, không chỉ trích người khác. Không dành thời gian cho việc lảm nhảm đó. Nếu thèm chỉ trích quá thì nên tự trách mình. Nằm gác tay lên trán suy nghĩ về đời mình. Phân tích vì sao sai, nguyên nhân, nếu cho làm lại thì mình sẽ làm tốt hơn như thế nào.
	(Nguồn 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)
Câu 2. Chỉ ra 1 thành ngữ và giải thích ý nghĩa thành ngữ được sử dụng trong văn bản. (0.75đ)
Câu 3. Việc tác giả đưa ra câu chuyện anh bạn, bác sĩ và chuyện sản xuất kinh doanh thử có tác dụng gì? (0.75đ)
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với lời tác giả gửi gắm không: Sai càng nhiều lúc còn trẻ thì khả năng thành công trong tương lai càng lớn. Nêu lí do vì sao .(1.0đ)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa sửa sai lầm trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu. 
Câu 2. (5,0 điểm)
XÁC HÀNG THỊT: (lắc đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khổn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác.
HỒN TRƯƠNG BA: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u, đui mù
XÁC HÀNG THỊT: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!
HỒN TRƯƠNG BA: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc !
XÁC HÀNG THỊT: Có thật thế không?
HỒ...có một đời sống riêng : nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn
XÁC HÀNG THỊT: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!
 HỒN TRƯƠNG BA: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!
	( Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt-Lưu Quang Vũ)
	Cảm nhận bị kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với bi kịch bị tha hoá của nhân vật Chí Phèo ( truyện Chí Phèo, Nam Cao), bình luận quan niệm nghệ thuật về con người mà các tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.
-----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3.0
1
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự
0.5
2
- Thành ngữ: đầu tắt mặt tối
- Giải thích ý nghĩa: tả tình trạng phải làm lụng vất vả liên miên, hết việc này đến việc khác, không có lúc nào được nghỉ ngơi.
0.5
3
Việc tác giả đưa ra câu chuyện anh bạn, bác sĩ và chuyện sản xuất kinh doanh thử có tác dụng:
- Câu chuyện anh bạn, bác sĩ: có ý nghĩa đề cao ý chí quyết tâm thực hiện đến cùng những dự định của con người;
- Câu chuyện sản xuất kinh doanh thử : có ý nghĩa trong mọi việc làm, muốn thành công, cần phải chấp nhận thất bại;
1.0
4
Học sinh có thể trình bày đồng tình hoặc không đồng tình hoặc vừa đồng tình, vừa không đồng tình theo ý riêng, nhưng có lí giải đúng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý:
 - Nếu theo hướng đồng tình: xuất phát từ câu nói: thất bại là mẹ thành công. Mỗi người làm bất cứ điều gì, nhất là thời còn trẻ, khi gặp khó khăn, thất bại, ta không nên nản lòng, bỏ cuộc. Bởi vì qua cái sai, ta mới rút ra kinh nghiệm, tìm mọi cách khắc phục để tìm đến cái đúng
 - Nếu theo hướng không đồng tình: Tuy nhiên, trong thức tế, có những khó khăn, trở ngại quá lớn so với khả năng của con người. Cho nên có khi ta tiếp tục dấn thân vào cái sai sẽ nhận lấy hậu quả đáng tiếc.
 - Nếu theo hướng vừa đồng tình vừa không đồng tình: kết hợp 2 ý kiến trên.
1.0
II
Làm văn
... khắc phục cái sai, đi đến cái đúng một cách kịp thời. 
 -Bàn luận, phân tích, chứng minh 
 + Tại sao con người dễ mắc sai lầm? Cuộc đời vốn không bằng phẳng, dễ dàng; con người thường xuyên phải đối mặt với khó khăn, gian khổ; trong khi đó, năng lực của con người có giới hạn. Sai lầm là một tất yếu không thể tránh khỏi. 
 + Ý nghĩa của việc sửa sai lầm: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” - sẽ chẳng ai trách bạn nếu bạn nhận ra và chịu trách nhiệm về sai lầm của bản thân. Sẽ tốt hơn nếu bạn tự sửa chữa, biến thất bại này thành một bài học cuộc sống, và sử dụng nó để giúp bạn làm việc tốt hơn. Thêm vào đó, tự rút kinh nghiệm cho bản thân và tránh sai sót về sau. 
 + Phê phán những người mắc sai lầm, biết sai mà không nhận ra hoặc không biết sửa sai kịp thời, thậm chí càng lún sâu vào sai lầm nặng hơn 
c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Tuổi trẻ cần nhận thức được ý nghĩa của việc sửa sai, tránh tự ti, mặc cảm. Phải chứng minh việc sửa sai bằng việc làm cụ thể 
1.00
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
0,25
2
Cảm nhận bị kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích . Từ đó, liên hệ với bi kịch bị tha hoá của nhân vật Chí Phèo ( truyện Chí Phèo, Nam Cao), bình luận quan niệm nghệ thuật về con người mà các tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bị kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba; liên hệ với bi kịch bị tha hoá của nhân vật Chí Phèo ( truyện Chí Phèo, Nam Cao), bình luận quan niệm nghệ thuật về con người mà các tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện

File đính kèm:

  • docde_luyen_thi_quoc_gia_nam_2018_mon_ngu_van_de_so_11_co_dap_a.doc