Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 12 (Có đáp án)
I.Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1)Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đúng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.
(2)Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền - như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời". Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?
(3)Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài - Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch,NXB Trẻ, 2017, tr 25-26)
Câu l. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Gâu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2).
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phái chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?
Câu 4. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết đối với cuộc đời mỗi người không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ thông điệp của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 12 (Có đáp án)
bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ. (Trích Đời ngắn đừng ngủ dài - Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch,NXB Trẻ, 2017, tr 25-26) Câu l. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Gâu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2). Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phái chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống? Câu 4. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết đối với cuộc đời mỗi người không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ thông điệp của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc. Câu 2. (5,0 điểm) Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: - Ðiêu ! Người thế mà điêu ! Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. - Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười: - Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã. - Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn. - Ðây, muốn ăn gì thì ăn. Hắn vỗ vỗ vào túi: - Rích bố cu, hở! (Tiền nhiều lắm, tiếng Pháp phát âm theo lối nói bồi). Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: - Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì. Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: - Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. Hắn cười: - Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế Tràng cũng tưởng là nói ...iểu là: đừng chờ đợi đến già mớì hưởng thụ cuộc sống; hãy biết tận hưởng cuộc sống từng ngày. 1.0 4 Nêu rõ quan điểm bán thân; lí giải hợp lí, thuyết phục vẻ sự cần thiết của việc lên kế hoạch cho tương lai. Có thể đồng ý theo hựớng sau: - Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động. - Giúp con người chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro... 1.0 II Làm văn 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về tác hại của thói quen trì hoãn công việc. 2.0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. Học sinh có thẻ trinh bày đoạn vẫn theo cốch diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một hiện tượng đời sống: tác hại của thói quen trì hoãn công việc. 0.25 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận. c.2. Các câu phát triển đoạn: - Giải thích: Trì hoãn công việc là gì? -Bàn luận, phân tích, chứng minh tác hại + Trì hoãn công việc có thể khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn; thậm chí bỏ lỡ những cơ hội. + Thói quen trì hoãn công việc sẽ dẫn đến tính bê trễ, thiếu kỉ luật, vô trách nhiệm... c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lí, khoa học. 1.00 d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( S... thôn và nông dân. Sáng tác của Kim Lân phản ánh chân thực, xúc động cuộc sống của người dân quê mà ông hiểu biết sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ. “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay nhất của nhà văn Kim Lân và của văn xuôi hiện đại Việt Nam sau 1945. - Nêu vấn đề cần nghị luận: chi tiết bốn bát bánh đúc trong đoạn trích cùng chi tiết bát cháo hành (Chí Phèo – Nam Cao) đã minh chứng quan niệm của M. Gorki: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. 3.2. Thân bài: 3.50 a. Khái quát truyện Vợ nhặt: 0.25 đ – Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa vào tập “Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962). -Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói năm 1945. Nhưng trong hoàn cảnh đó, người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai. b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật chi tiết bốn bát bánh đúc trong đoạn trích: 2.25đ - Về nội dung: + Hoàn cảnh, tình huống xuất hiện chi tiết: Tràng là một anh nông dân nghèo sống ở xóm ngự cư. Trong nạn đói, anh làm thuê, kéo xe bò thóc cho liên đoàn lên tỉnh.Tràng gặp thị ở chợ tỉnh, cũng đang trong nạn đói. Lần thứ hai gặp lại, Tràng thấy thị “gầy sọp đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Sau những câu nói tầm phơ tầm phào, Tràng đã mời thị ăn. Tràng vỗ vỗ vào Túi: Rích bố cu. Thế là thị sà xuống ăn thật. Thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc. Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng” + Chi tiết bốn bát bánh đúc thể hiện số phận thảm thương, khốn cùng của nhân vật trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đặc biệt, nhân vật người vợ nhặt là nạn nhân của nạn đó đó ++Vì cái đói, cái nghèo nên khi được Tràng mời ăn giầu, thị đã nói “Ăn gì thì ăn, chả ă
File đính kèm:
- de_luyen_thi_quoc_gia_nam_2018_mon_ngu_van_de_so_12_co_dap_a.doc