Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 14 (Có đáp án)
PhầnI.Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nếu như không có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi chính mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được, và nhìn nhận được sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng ta cần phải theo đuổi suốt cuộc đời.
Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ nhìn nhận của bản thân. Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con người. Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước". Thái độ khác nhau sẽ tạo ra những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thông qua việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân.
( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 13)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước"?
3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được?
4.Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ở phần Đọc hiểu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 14 (Có đáp án)
ớc". Thái độ khác nhau sẽ tạo ra những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thông qua việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân. ( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 13) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước"? 3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được? 4.Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (5,0 điểm) Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa. ( Trích Việt Bắc, Tố Hữu) Cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy ( Ngữ văn 11) để bình luận nhận xét của Tố Hữu: “Thơ là tấm gương của tâm hồn”. -----------HẾT---------- HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính trong văn bản : nghị luận 0.5 2 Hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước": làm rõ 2 thái độ, 2 cái nhìn trước cùng một hiện tượng. Từ “chỉ” gợi cái nhìn bi quan, tiêu cực; từ “vẫn”thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực. 0.5 ...ạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ở phần Đọc hiểu. 0.25 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: - Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể từ phương châm sống thể hiện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận. - Các câu phát triển đoạn: + Giải thích: thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước. Thay đổi chính mình là làm cho bản thân mình khác đi, loại bỏ cái xưa cũ, lạc hậu đểm tìm đến cái mới mẻ tiến bộ từ nhận thức, tình cảm đến hành động ; + Phân tích, chứng minh, bàn luận về thay đổi chính mình: ++Con người cần thay đổi chính mình. Bởi lẽ cuộc đời mỗi người luôn đối diện nhiều thứ thách, khó khăn, có thành công nhưng cũng không ít lần thất bại, có hạnh phúc và bất hạnh, có niềm vui và nỗi buồn đau ,... ++Rất nhiều người trong chúng ta định nghĩa hạnh phúc là khi đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu còn có nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc của mỗi người, chẳng hạn như thói quen và suy nghĩ. Nếu bạn là một người bi quan, dù có đạt được bao nhiêu mục tiêu lớn đi chăng nữa, bạn vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Do vậy, việc đầu tiên cần làm là thay đổi chính bản thân bạn trước. ++Nhờ có thay đổi bản thân mà con người luôn biết tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội; ++ Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, có niềm tin vào chính mình ++ Phê phán một bộ phận giới trẻ không thay đổi bản thân nên để lại nhiều hậu quả đáng tiếc: sống...ố Hữu: “Thơ là tấm gương của tâm hồn”. (0,25) 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: a.Mở bài: 0.25 – Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc: Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn, tiêu biểu nhất của nền thi ca Việt Nam hiện đại, là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Mọi sự kiện chính trị qua trái tim nhạy cảm và cảm hứng nghệ thuật của ông đều kết tinh thành những bài thơ đặc sắc. Điển hình nhất là tập thơ “Việt Bắc”. Tập thơ được xem là đỉnh cao của thơ kháng chống Pháp, trong đó bài thơ “Việt Bắc” là kết tinh sở trường nghệ thuật ngòi bút Tố Hữu. Bài thơ là khúc hát ân tình của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước, nhân dân cách mạng được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc. – Nêu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp đoạn thơ( có trích thơ), nhận định cần bình luận: Điển hình nhất trong đoạn thơ sau là những câu hỏi của người ở lại, gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua, gợi nhớ những kỉ niệm thời kháng chiến: “Mình đi, có nhớ những ngày ..................... Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa ” cùng với đoạn thơ trên, bài thơ Từ ấy ( Tố Hữu) đã thể hiện được quan niệm về thơ của Tố Hữu: “Thơ là tấm gương của tâm hồn”. b.Thân bài : 3.50 - Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: (về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung, nghệ thuật, vị trí đoạn thơ) 0.25đ +Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc (Thủ đô kháng chiến) về thủ đô Hà Nội. Sự lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi đã khơi nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng tác "Việt Bắc". +"Việt Bắc" được viết bằng thể thơ lục bát, dài 150 câu thơ, gồm hai phần. Phần đầu bài thơ tái hiện một thời gian khổ mà oanh liệt của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng n
File đính kèm:
- de_luyen_thi_quoc_gia_nam_2018_mon_ngu_van_de_so_14_co_dap_a.doc