Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 4 (Có đáp án)

 

Phần I.Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.

Một người hỏi:

-Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không?

Người kia trả lời:

-Họ hoàn toàn có thể.

-Sao anh có thể khẳng định như thế?

Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:

-Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?

-Một bình hoa.

Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.

Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.

(Trích Hạt giống tâm hồn - nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136) 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Tại sao từ chiếc bình hoa dưới tầng hầm, một trong hai người Mĩ lại tin rằng người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.

Câu 4. Qua câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước những khó khăn, thử thách?

 

doc 3 trang letan 19/04/2023 25720
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 4 (Có đáp án)

Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 4 (Có đáp án)
 qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
(Trích Hạt giống tâm hồn - nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Tại sao từ chiếc bình hoa dưới tầng hầm, một trong hai người Mĩ lại tin rằng người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
Câu 4. Qua câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước những khó khăn, thử thách?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ hình ảnh bình hoa trong câu chuyện phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu tinh thần lạc quan? 
Câu 2. (5,0 điểm)
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
 	(Trích Việt Bắc, Tố Hữu) 
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) để bình luận về nhận định sau: Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung...(Ngữ văn 12, Tập một, tr.97, NXB Giáo dục – 2009) 
-----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3.0
1
 Phương thức biểu đạt chính: tự sự
0.5
2
 Từ chiếc bình hoa dưới tầng hầm, một trong hai người Mĩ tin rằng, người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh vì đó là hình ảnh thể hiện sức sống, tinh thần lạc quan, niềm hi vọng vào tương lai.
0.5
3
-Biện pháp nghệ thuật: so sánh.
-Tác dụng: tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh, mang ý nghĩa sâu sắc.
1.0
4
Học sinh có t...ạc quan, con người sẽ không có niềm tin vào tương lai, không đủ nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.
- Bài học trong nhận thức và hành động: cần giữ thái độ lạc quan, tích cực nhưng tránh sự lạc quan một cách ảo tưởng, thiếu hiểu biết thực tiễn.
1.00
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
0,25
2
Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) để bình luận về nhận định sau: Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung...
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ)
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
 (Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần bình luận thì không tính điểm cấu trúc)
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
 Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật đoạn thơ. Vẻ đẹp hồn thơ Tố Hữu qua Từ ấy và Việt Bắc .
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
a.Mở bài: 0.25
– Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp đoạn thơ( có trích thơ), nhận định cần bình luận.
b.Thân bài : 3.50
- Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: (về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung, nghệ thuật, vị trí đoạn thơ) 0.25đ
- Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.25đ
+Qua nỗi nhớ những ngày tháng kháng chiến cùng chia ngọt sẻ bùi, người cán bộ về xuôi thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết với Việt Bắc. 0.75đ
+Cuộc sống và con người Việt Bắc đơn sơ, bình dị, gian khổ nhưng lạc quan yêu đời hiện lên qua hoài niệm của người cán bộ kháng chiến. 0.75đ
+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết; cặp đại từ mình- ta, phép điệp giàu tính truyền thống; ngôn từ ...g gian khổ mà nghĩa tình.
 ++ Qua vẻ đẹp hồn thơ Tố Hữu, nhận định đã làm sáng tỏ đặc điểm nội dung phong cách nghệ thuật của nhà thơ, để lại dấu ấn riêng trong thơ cách mạng Việt Nam hiện đại;
c.Kết bài: 0.25
 Kết luận về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. Khẳng định ý nghĩa hồn thơ Tố Hữu từ Từ ấy đến Việt Bắc. Nêu cảm nghĩ của bản thân.
(4.00) 
4. Sáng tạo 
 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
( 0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 
 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
( 0,25)

File đính kèm:

  • docde_luyen_thi_quoc_gia_nam_2018_mon_ngu_van_de_so_4_co_dap_an.doc