Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 6 (Có đáp án)

 

Phần I.Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi dùng chữ “kiểm soát”, nghĩa là tôi đang nói đến những nỗ lực không đáng của nhiều người trong việc điều chỉnh hành vi của người khác, áp đặt “cái tôi” của mình lên môi trường làm việc, hoặc khăng khăng buộc mọi thứ phải theo một trật tự nhất định. Từ đó, họ tỏ ra cố chấp, phòng thủ và bực tức khi người khác không cư xử theo chỉ định của họ hoặc theo cách họ muốn. Những người thích kiểm soát luôn bận tâm về hành động của những người xung quanh. Họ luôn xét nét thái độ của người khác khi thái độ đó không phù hợp với mong muốn của họ…

Một trong những ví dụ điển hình về thái độ kiểm soát người khác mà tôi được nghe kể liên quan đến những chiếc kẹp giấy! Một luật sư của công ty luật hàng đầu nọ có thói quen thực hiện mọi việc theo một cách nhất định. Ông ta chỉ thích sử dụng kẹp giấy đồng thay vì loại kẹp bạc mà công ty cấp cho (với ông thì đây là chuyện quan trọng). Vậy là ông ta yêu cầu thư ký phải mua kẹp đồng bên ngoài cho mình (nhưng lại không đưa tiền cho cô). Nếu ai đó mang tài liệu đến cho ông ta mà không dùng loại kẹp giấy đồng, thế nào ông ta cũng nổi giận với họ. Cả công ty đặt cho ông biệt danh là "ông vua kẹp giấy".

Chính vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi vị luật sư này luôn chậm trễ về giấy tờ và gây phiền toái cho khách hàng. Hầu như toàn bộ thời gian ông đều dùng vào việc giận dữ trước những điều nhỏ nhặt. Câu chuyện về chiếc kẹp giấy chỉ là một trong những biểu hiện của thái độ muốn kiểm soát người khác của vị luật sư. Ông ta đặt ra nhiều quy định và nguyên tắc khác, từ cung cách phục vụ cà phê cho ông ta (phải dùng tách và đĩa lót kiểu dáng Trung Hoa) cho tới việc ông phải được giới thiệu như thế nào trong các cuộc họp. Thái độ kiểm soát đó đã khiến ông ta đánh mất rất nhiều khách hàng và cuối cùng thì ông bị cho thôi việc.

       (Theo Richard-carlson, Vượt lên những chuyện nhỏ trong công việc, NXB Trẻ)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính của văn bản?(0.5đ)

Câu 2. Theo tác giả, người kiểm soát người khác là người như thế nào? (0.75đ)

Câu 3. Tại sao ông (vị luật sư) đánh mất rất nhiều khách hàng và cuối cùng thì ông bị cho thôi việc? (0.75đ)

Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với việc kiểm soát người khác không? Nêu lí do vì sao.(1.0đ)

Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1.(2,0 đim)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc giận dữ trước những điều nhỏ nhặt được gợi ở phần Đọc hiểu. 

doc 5 trang letan 19/04/2023 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 6 (Có đáp án)

Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 6 (Có đáp án)
 là chuyện quan trọng). Vậy là ông ta yêu cầu thư ký phải mua kẹp đồng bên ngoài cho mình (nhưng lại không đưa tiền cho cô). Nếu ai đó mang tài liệu đến cho ông ta mà không dùng loại kẹp giấy đồng, thế nào ông ta cũng nổi giận với họ. Cả công ty đặt cho ông biệt danh là "ông vua kẹp giấy".
Chính vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi vị luật sư này luôn chậm trễ về giấy tờ và gây phiền toái cho khách hàng. Hầu như toàn bộ thời gian ông đều dùng vào việc giận dữ trước những điều nhỏ nhặt. Câu chuyện về chiếc kẹp giấy chỉ là một trong những biểu hiện của thái độ muốn kiểm soát người khác của vị luật sư. Ông ta đặt ra nhiều quy định và nguyên tắc khác, từ cung cách phục vụ cà phê cho ông ta (phải dùng tách và đĩa lót kiểu dáng Trung Hoa) cho tới việc ông phải được giới thiệu như thế nào trong các cuộc họp. Thái độ kiểm soát đó đã khiến ông ta đánh mất rất nhiều khách hàng và cuối cùng thì ông bị cho thôi việc.
 (Theo Richard-carlson, Vượt lên những chuyện nhỏ trong công việc, NXB Trẻ)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính của văn bản?(0.5đ)
Câu 2. Theo tác giả, người kiểm soát người khác là người như thế nào? (0.75đ)
Câu 3. Tại sao ông (vị luật sư) đánh mất rất nhiều khách hàng và cuối cùng thì ông bị cho thôi việc? (0.75đ)
Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với việc kiểm soát người khác không? Nêu lí do vì sao.(1.0đ)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc giận dữ trước những điều nhỏ nhặt được gợi ở phần Đọc hiểu. 
Câu 2.(5,0 điểm)
Cảm hứng lãng mạn được thể hiện như thế nào qua đoạn thơ:	
 “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, 
 Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
 Khèn lên man điệu nàng e ấp 
 Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
 	Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
 	Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
	( Trích Tây Tiến, Quang Dũng)
 -----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
...gợi ý:
 - Nếu theo hướng đồng ý: đưa ra tình huống kiểm soát con cái của cha mẹ: Trước xã hội luôn biến động và đầy rẫy những cạm bẫy, việc thấu hiểu những thay đổi trong lối sống, cách suy nghĩ của con cái là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, ngoài việc luôn lắng nghe, chia sẻ để biết những tâm tư, nguyện vọng của con mình, cha mẹ cũng nên kiểm soát mọi hành vi và nếp sống của con mình. Vấn đề là ở chỗ cha me hiểu và thực hiện việc kiểm soát đấy như thế nào để con mình không cảm thấy áp lực, căng thẳng, hay mất đi tính tự lập.
 - Nếu theo hướng không đồng ý: Trong quan hệ gia đình, xã hội , nếu một người bị người khác kiểm soát ngặt nghèo, người đó sẽ có cảm giác mình không được tôn trọng quyền riêng tư, dẫn đến rạn nứt tình cảm, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc
 - Nếu vừa đồng ý vừa không đồng ý: kết hợp 2 ý kiến trên.
1.0
II
Làm văn
1
Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về việc giận dữ trước những điều nhỏ nhặt được gợi ở phần Đọc hiểu. 
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
 ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một hiện tượng đời sống xấu: 
0.25
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: sự giận dữ trước những điều nhỏ nhặt để lại những hậu quả không tốt.
- Các câu phát triển đoạn:
+ Giải thích: Sự giận dữ là một phản ứng tự nhiên khi con người bị tấn công, xúc phạm, lừa dối hay thất bại.
 + Tác hại của sự giận dữ: tổn hại sức khoẻ và tổn thương tinh thần của cả hai phía; người giận dữ làm cho người khác bị xúc phạm danh dự,có sức tàn phá nhanh chóng những ...,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
0,25
2
Cảm hứng lãng mạn được thể hiện qua đoạn thơ trong Tây Tiến ( Quang Dũng)
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ theo đính hướng cho trước 
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
(0,25)
 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm hứng lãng mạn được thể hiện qua đoạn thơ. 
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
a. Mở bài: 0.25
– Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: đoạn thơ thể hiện cảm hứng lãng mạn
b.Thân bài: 3.50
- Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: 
- Giải thích cảm hứng lãng mạn trong văn học và trong đoạn thơ:
+Là xu thế vươn lên, vượt lên những thực tại khách quan bằng cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ , thể hiện những khát vọng mạnh mẽ hướng về những vẻ đẹp khác lạ trong thế giới của mơ ước, tưởng tượng, ở tương lai hay quá khứ;
+Thường khai thác những đề tài như thiên nhiên, tình yêu, hồi tưởng kỉ niệm; đi tìm cái đẹp trong những cái phi thường, độc đáo, vượt lên cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hằng ngày . Nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng, liên tưởng, cách diễn đạt theo kiểu phóng đại, thủ pháp tương phản, đối lập, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và gây ấn tượng mạnh mẽ.
+ Trong đoạn thơ, cảm hứng lạng mạn thể hiện ở vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây và hình tượng người lính Tây Tiến.
- Cảm nhận nội dung, nghệ thuật để làm sáng tỏ cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ: 2.25đ
+ Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở khung cảnh đêm lửa trại qua cái nhìn và cảm nhận của những người lính trẻ Tây Tiến :
++ Ánh sáng rực rỡ, làm bừng lên không gian núi rừng vốn bí ẩn, thâm u, cô tịch.
++Âm thanh của tiếng khèn ma

File đính kèm:

  • docde_luyen_thi_quoc_gia_nam_2018_mon_ngu_van_de_so_6_co_dap_an.doc