Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 9 (Có đáp án)

 

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Em thấy không, tất cả đã xa rồi

Trong hơi thở của thời gian rất khẽ

Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế

Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay

Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Con ve tiên tri vô tâm báo trước

Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu

Bài hát đầu, xin hát về trường cũ

Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ

Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em

Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ

Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?...

                           ( Trích bài thơ Chiếc lá đầu tiên(1), Hoàng Nhuận Cầm)

(1)Bài thơ là lời tự tình của một người lính trẻ vừa rời ghế nhà trường, trên đường ra trận với người yêu là cô bạn gái cùng lớp

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)

Câu 2. Những từ ngữ nào gợi hình ảnh và âm thanh khi người lính nhớ về trường cũ trong văn bản? (0.75đ)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em

Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ

Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?... (0.75đ)

Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì ? Nêu lí do vì sao tâm đắc thông điệp đó.(1.0đ)

doc 6 trang letan 19/04/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 9 (Có đáp án)

Đề luyện thi Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn - Đề số 9 (Có đáp án)
ợi hình ảnh và âm thanh khi người lính nhớ về trường cũ trong văn bản? (0.75đ)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?... (0.75đ)
Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì ? Nêu lí do vì sao tâm đắc thông điệp đó.(1.0đ)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về chủ đề “Tuổi học trò trong tôi” được gợi ở phần Đọc hiểu. 
Câu 2. (5,0 điểm)
	Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn đá khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng dội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò []. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai ...ích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.
(Nguyễn Tuân, Người lái đó sông Đà)
	Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
-----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
3.0
1
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm
0.5
2
Những từ ngữ gợi hình ảnh và âm thanh khi người lính nhớ về trường cũ trong văn bản:
- Từ ngữ gợi hình ảnh: hoa súng tím;hoa phượng hồng;
 - Từ ngữ gợi âm thanh: Tiếng ve trong veo;Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.
0.5
3
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản:
- Biện pháp tu từ: điệp cú pháp ( Nỗi nhớ) 
- Tác dụng: một mặt tạo ấn tượng sâu đậm về những kỉ niệm thiêng liêng của tuổi học trò, một mặt tạo cảm giác về một sự xúc động trào dâng, khi nghĩ về tuổi học trò.
1.0
4
Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý:
 - Tuổi học trò là tuổi đẹp nhất
 - Mối tình đầu ở học đường đẹp một cách gần gũi, hồn nhiên mà trong sáng, thánh thiện.
 - Hãy biết nâng niu, gìn giữ những kỉ niệm của tháng năm học trò. Đó là động lực để mỗi con người trưởng thành khi bước vào đời.
1.0
II
Làm văn
1
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về chủ đề “Tuổi học trò trong tôi” được gợi ở phần Đọc hiểu. 
2.0
a. ...thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
0,25
2
 Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò sông Đà. Từ đó, bình luận những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn văn trên.
5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình tượng người lái đò sông Đà. Từ đó, bình luận những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân; 
(0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài: 0.25
– Giới thiệu Nguyễn Tuân và tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”.
– Nêu vấn đề cần nghị luận.
3.2.Thân bài: 3.50
a/ Khái quát về tuỳ bút, đoạn trích: 0.25 đ
b/ Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về hình tượng người lái đò sông Đà: 2.25đ
* Về nội dung:
- Ý khái quát: Trong đoạn trích, hình tượng người lái đò sông Đà nổi bật lên với tư cách của một nghệ sĩ tài ba trong nghệ thuật chèo thuyền vượt thác. Ông am hiểu tường tận về dòng sông Đà như thuộc lòng một bản trường ca, nhớ cả những “dấu chấm câu và ngắt xuống dòng”! Tư chất tài hoa, tài tử của ông đò được thể hiện qua cuộc “giao tranh” với dòng sông nơi bãi đá ngầm. Đây là cuộc chiến không cân sức: một bên là thần sông, thần đá với lực lượng hùng hậu của sóng thác và đá; một bên là người lái đò với con thuyền vỏn vẹn sáu tay chèo. Quan sát trận thuỷ chiến này, mới thấy Nguyễn Tuân chú tâm miêu tả cái hung bạo, dữ đội của Đà giang còn là để tạo nên một “địch thủ” tương xứng có khả năng “tôn vinh” con người:
- Ở trùng vây thứ nhất, thần sông dàn ra năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử, cửa sinh duy nhất nằm lập lờ sát bờ trái và huy

File đính kèm:

  • docde_luyen_thi_quoc_gia_nam_2018_mon_ngu_van_de_so_9_co_dap_an.doc