Đề ôn tập môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Hs nắm được:

- Chủ trương của ta trong tình hình mới, những thắng lợi quân sự tạo thế và lực tiến tới giải phóng miền Nam.

- Trình bày được chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam đồng thời đánh giá, nhận xét về chủ trương, kế hoạch đó.

- Nêu được hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của Chiến dịch Tây Nguyên.

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng niềm tự hào về thắng lợi của cách mạng Việt Nam góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới. 

- Sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. 

3. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đọc bản đồ, sơ đồ, sưu tầm tranh ảnh.

- Tư duy phân tích đánh giá thời cơ, tương quan lực lượng, số liệu, …

4. Định hướng năng lực cần hình thành

  - Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo,  tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sở dụng ngôn ngữ.

 - Năng lực chuyên biệt :  Tái hiện kiến thức ; sử dụng lược đồ, tranh ảnh ; so sánh, phân tích, khái quát, nhận xét, đánh giá, vận dụng

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: Lược đồ, video chiến dịch Tây Nguyên; Video chiến dịch Đường 14 – Phước Long; Tranh ảnh có liên quan đến bài dạy, phiếu học tập. 

- Học liệu: Giáo án, các tài liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên.

doc 14 trang letan 17/04/2023 4020
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

Đề ôn tập môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
g ngôn ngữ.
 - Năng lực chuyên biệt : Tái hiện kiến thức ; sử dụng lược đồ, tranh ảnh ; so sánh, phân tích, khái quát, nhận xét, đánh giá, vận dụng
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Lược đồ, video chiến dịch Tây Nguyên; Video chiến dịch Đường 14 – Phước Long; Tranh ảnh có liên quan đến bài dạy, phiếu học tập. 
- Học liệu: Giáo án, các tài liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu theo từng tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá :
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
II. Miền Nam đấu tranh chống địch "bình định - lấn chiếm", tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.
Biết được nội dung hội nghị TW lần thứ 21 và ý nghĩa của chiến thắng Phước Long. 
Hiểu được ý nghĩa, tác động chiến thắng Phước Long
II. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
- Biết được chủ trương kế hoạch giải phóng Miền Nam.
-Biết được những diễn biến chính và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.
Hiểu được vì sao Bộ chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975
Lập bảng thống kê diễn biến chính của Chiến dịch Tây Nguyên
Nhận xét về chủ trương kế hoạch giải phóng Miền Nam.
Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân từ chủ trương giải phóng MN của Bộ chính trị và thắng lợi của ta trong chiến dịch Tây Nguyên.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
* Kiểm tra bài cũ: Nêu nôi dung và ý nghĩa của hiệp định Pari?
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
(1) Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng lời nói, sử dụng tranh ảnh trong dạy và học lịch sử.
-Tạo tình huống có vấn đề, kích thích hứng thú học tập của học sinh để liên kết vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Bước 1: Giáo viên cho HS quan sát hình ảnh sau: 
-Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ: Đâ...i chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ chính trị như thế nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG 2. II. Miền Nam đấu tranh chống địch "bình định - lấn chiếm", tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn.
(1) Mục tiêu: Biết được nội dung hội nghị TW lần thứ 21 và ý nghĩa của chiến thắng Phước Long.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: 
- Giáo viên cho HS đọc SGk.
- HS hoạt động ghép đôi hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập 1
 Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Hoàn cảnh
Nội dung
Chiến thắng Đường 14 – Phước Long
Thời gian
Kết quả
Ý nghĩa
- Giáo viên cho HS xem vi-deo về Chiến dịch Đường 14- Phước Long.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm ghép đôi, cả lớp, cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, sgk, phiếu học tập
(5) Sản phẩm: 
Phiếu học tập 1
Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Hoàn cảnh
- Ngày 29/3/1973 toán lính Mĩ rút khỏi nước ta .
- Quân Ngụy huy động lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” và những cuộc hành quân “bình định”, “lấn chiếm” vùng giải phóng của ta .
Nội dung
- Xác định kẻ thù vẫn là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. 
- Nhiệm vụ của cách mạng Miền Nam vẫn là cách mạng dân tộc dân chủ, bằng con đường bạo lực. 
- Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao .
Chiến thắng Đường 14 – Phước Long
Thời gian
Thời gian: Từ ngày 12/12/1974 đến 6/1/1975
Kết quả
Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu 3000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50000 dân .
Ý nghĩa
- Ý nghĩa: 
+ Sự lớn mạnh và khả năng chiến thắng của quân ta. 
+ Sự suy yếu,bất lực của quân Sài Gòn và khả năng can thiệp hạn chế của Mĩ. 
Hoạt động của GV: 
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Giáo viên cho HS đọc SGk.
- HS hoạt động ghép đôi hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu học tập 
 Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ...n cứ vào điều kiện lịch sử nào, BCHTW Đảng đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam? 
 Nội dung của Hội nghị đó như thế nào? Nhận xét về chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng ta?.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp, cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Sgk, máy tính, máy chiếu
(5) Sản phẩm: 
a.Hoàn cảnh: Cho đến cuối năm 1974 đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam có những thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, đặc biệt sau chiến thắng Phước Long, lực lượng vũ trang của ta không ngừng lớn mạnh. Trong khi đó khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế, quân ngụy Sài Gòn suy yếu và bất lực.
b.Nội dung: 
+Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976
+Hội nghị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
+ Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
c. Nhận xét: kế hoạch giải phóng miền Nam là kế hoạch đúng đắn, sáng tạo, tận dụng tốt thời cơ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS đọc SGK , kết hợp quan sát hình ảnh, hãy trả lời các câu hỏi:
1.Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào, BCHTW Đảng đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam? 
 Nội dung của Hội nghị đó như thế nào? Nhận xét về chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng ta?.
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
Kết thúc hoạt động, GV kết luận kiến thức để học sinh ghi vào vở ( Như mục (5) Sản phẩm )
Vì sao Đảng đưa ra kế hoạch giải phóng Miền Nam trong vòng 2 năm ?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trao đổi thảo luận
Báo cáo kết quả, thảo luận. 
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học.
HOẠT ĐỘNG 4. 2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
a. Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3)
(1). Mục tiêu: Nắm được những diế

File đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_lich_su_lop_12_bai_23_khoi_phuc_va_phat_trien.doc