Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 1 (Có đáp án)

Câu1: (7đ)

Đọc bài “ Vội vàng” của Xuân Diệu ta thấy những trạng thái tâm trạng khác nhau. Đó là trạng thái say sưa yêu đời; bâng khuâng, lo âu, cuống quýt; sôi nổi cuồng nhiệt.

Theo anh (chị) vì sao có sự thay đổi tâm trạng đó? Hãy phân tích bài thơ Vội vàng để làm rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu 2: (6đ)

Từ thực tế cuộc sống, anh ( chị) hãy bàn luận thêm về câu tục ngữ “ Ở hiền gặp lành”.

Câu 3: (7đ)

Có thể nói thơ Chế Lan Viên là cuộc hành trình của tư tưởng và tâm hồn. Anh (chị) hãy phân tích hai khổ thơ sau của Chế Lan Viên để phần nào làm rõ cuộc hành trình đó.

Hãy cho tôi một tinh cầu lạnh giá

Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẫn tránh

Những ưu phiền đau khổ với buồn lo

            *                      *

 

                                               *

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng khát sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa 

doc 3 trang Khải Lâm 26/12/2023 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 1 (Có đáp án)

Đề thi chọn HSG môn Văn 12 - Đề số 1 (Có đáp án)
N: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút
Câu 1: (7đ)
a/ YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
Thí sinh có thể những cách trình bày khác nhau, song cần đạt các ý sau:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả Xuân Diệu và thơ của ông trước Cách Mạng tháng Tám, cũng như về bài Vội vàng.
- Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ do ý thức rõ về cuộc sống, thời gian.Ý thức được cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của vũ trụ, thời gian.
- Tâm trạng:
+ Say sưa yêu đời: “Của ong bướm..... cặp môi gần”
+ Bâng khuâng, lo âu, cuống quýt: “Tôi sung sướng...... cả đất trời”
+ Sôi nổi, cuồng nhiệt: “Ta muốn ôm .....căn vào người”
b/ YÊU CẦU KỸ NĂNG:
Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích một bài thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
c/ CÁCH CHO ĐIỂM:
- Điểm 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc. Diễn đạt tốt. Có thể còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 5: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên. Có thể còn một vài sai sót.
- Điểm 3: Đáp ứng được một nữa yêu cầu trên. Mắc một số lỗi diễn đạt.
- điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 2: (6đ)
a/ YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
-Giới thiệu về nội dung cơ bản của câu tục ngữ: Trong cuộc sống nếu sống tốt đẹp thì thường gặp được những điều tốt lành.
- Thế nào là ở hiền gặp lành: Nếu tốt bụng, ăn ở tử tế, giúp đỡ người khác sẽ dược đền bù, gặp điều tốt lành.
- Thực tế cuộc sống có thể diễn ra theo hai hướng.
+ Đúng
+ Sai: Không phải bao giờ cũng vậy. Tại sao?
Xã hội phức tạp, nhiều thế lực xấu vẫn tồn tại
Ở hiền thôi chưa đủ
- Trước tình hình đó ta có nên ở hiền hay không
- Trong xã hội hiện nay câu tục ngữ được hiểu và vận dụng như thế nào. Nó có vai trò gì trong việc điều chỉnh hành vi con người.
b/ YÊU CẦU KỸ NĂNG:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội phải biết kết hợp giữa hiểu biết trong sách vở và vốn sống.
- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, thái độ rõ ràng.
c/ CÁCH CHO ĐIỂM:
- Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt tốt, hiểu sâu sắc...NĂNG:
 Biết cách làm bài phân tích đoạn thơ trữ tình. Phải hướng tới làm làm rõ hành trình tư tưởng, tâm hồn nhà thơ.
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt, cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, câu.
c/ CÁCH CHO ĐIỂM:
- Điểm 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, 
- Điểm 5: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên. Có thể còn một vài sai sót về diễn đạt.
- Điểm 3: Đáp ứng được một nữa yêu cầu trên. Mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_mon_van_12_de_so_1_co_dap_an.doc