Đề thi HSG tỉnh môn Văn 12 - Đề số 8 (Có đáp án)

Đề bài:

 

Câu 1( 4 điểm ): Bằng một văn bản nghị luận văn hoc ( không quá một trang của tờ giấy thi), em hãy trình bày cách hiểu của mình về quan niệm:

    “ Chất thơ trước hết phải gắn liền với sự rung động và cảm xúc trực tiếp của thi sĩ trong cuộc sống đời thường.”

 

Câu2( 6 điểm ): Nhà văn Đức F. Sile có nói: “ Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc”. Em nghĩ gì về ý kiến đó?

 

Câu 3( 10 điểm ): Trong bài “ Sổ tay thơ ”, Chế Lan Viên có viết:

                              “ Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi

                                 Còn một nửa, cho mùa thu làm lấy  ”

      Hãy giải thích ý thơ trên.

      Theo em ý thơ ấy có đúng hay không với trường hợp bài thơ “ Tiếng hát con tàu ”? Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến của em.

doc 6 trang Khải Lâm 26/12/2023 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi HSG tỉnh môn Văn 12 - Đề số 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi HSG tỉnh môn Văn 12 - Đề số 8 (Có đáp án)

Đề thi HSG tỉnh môn Văn 12 - Đề số 8 (Có đáp án)
rong cuộc sống đời thường.
- Bố cục bài viết phải đầy đủ ba phần của một văn bản nghị luận.
 *Yêu cầu về kiến thức:
 	+ Học sinh phải thể hiện được cách hiểu của mình bằng các nội dung sau:
-Yếu tố cảm xúc, nhất là cảm xúc ở dạng trực tiếp của chủ thể, là một nhân tố cơ bản để tạo nên chất thơ.
- Bản chất giàu cảm xúc là một năng lực tinh thần thuộc về bản chất của người nghệ sĩ thì điều đó trước hết phải có ở người thi sĩ. Bản chất giàu cảm xúc của người nghệ sĩ sẽ quyết định tính chất phong phú về cảm xúc hình tượng thơ. 
- Thơ thường được viết ra trong thời điểm mà tâm hồn nhà thơ xao xuyến rung động hoặc ở trạng thái khá căng thẳng của cảm xúc.
- Những cảm xúc rạo rực đã tạo nên một trạng thái đặc biệt trong quá trình sáng tác thơ: trạng thái rung động thực sự, những hình ảnh, những cảm nghĩ bay lượn, sự dồn ép và bùng cháy của cảm xúc và ý tưởngCảm xúc là gốc của hồn thơ.
- Thơ không chấp nhận thái độ bàng quan. Thơ phải “làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người”( Tố Hữu)
Biểu điểm:
- Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Diễn đạt tốt, kết cấu chạt chẽ, có mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả.
- Điểm 2: Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng tương đối những nội dung cơ bản, bố cục rõ rang, còn mắc một vài lỗi chính tả
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn, hoặc không trình bày được gì.
 - Lưu ý : Các thang điểm còn lai giám khảo linh động định mức.
Câu 2:
 * Yêu cầu chung:
 - Giải thích, chứng minh ý kiến của F. Sile, qua đó đánh giá ý kiến đó đúng, sai như thế nào.
- Trên cơ sở khái nệm về tình yêu, hãy nhận định vai trò của tình cảm đó trong cuộc sống, đời sống riêng và đời sống chung trong toàn xã hội.
- Bài làm có lí lẽ, có dẫn chứng lấy từ đời sống, từ trong văn học đều được.
 * Yêu cầu về kiến thức:
1. Giải thích: 
-Việc giải thích tình yêu là gì không dễ dàng một chút nào, song người ta không thể trả lời câu hỏi đó mà không liên hệ đến ý nghĩa cuộc sống của con người, bởi tình yêu gắn liền với bản chất cuộc sống, ý nghĩa cuộc sống. Chính ...t người khác giới tính ), có thể là thành viên trong gia đình ( cha mẹ, con cái), có thể là bè bạn, đồng nghiệp, có thể là đồng bào, nhân dân.
- Tình yêu là sản phẩm của những tâm hồn phong phú, giàu có, tự cảm thấy có khả năng làm cho người khác hạnh phúc. Nhưng không chỉ đơn thuần chỉ là cho, mà còn là quan tâm, trách nhiệm, bảo vệ làm cho người được yêu hạnh phúc.
2. Chứng minh:
- Một tình yêu như thế sẽ là sức mạnh gìn giữ những giá trị trong sáng trong cuộc sống, làm sinh sôi nảy nở thêm tình yêu. Tình bạn sẽ được đáp lại bằng tình bạn, tình yêu sẽ được đáp lại bằng tình yêu, lòng rộng mở sẽ được đáp lại bằng những tấm lòng rộng mở. Như vậy, niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc cũng là niềm say mê xây dựng một môi trường hạnh phúc cho chính mình, làm cho mọi người hiểu nhau, đến với nhau, khắc phục sự cô đơn, biệt lập cố hữu của con người.
- Học sinh phải dùng dẫn chứng tiêu biểu và sâu sắc trong cuộc sống hoặc trong văn học để làm rõ những luận điểm trên.
Biểu điểm:
Điểm 5-6: Tỏ ra cách hiểu sâu sắc, phong phú.Văn trôi chảy, giàu cảm xúc. Mắc một vài lỗi diễn đat.
Điểm 3-4: Hiểu đề, giải thích, chứng minh khá tốt, có thể bình luận chưa sâu sắc lắm.Văn mạch lạc, mắc vài lỗi về chính tả và diễn đạt.
Điểm 1-2: Chưa nắm vững yêu cầu của đề, có nhiều sai sót về diễn đạt
Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp, hoặc không viết được gì.
Câu 3:
 * Yêu cầu chung:
- Học sinh phải hiểu đúng ý thơ của Chế Lan Viên: Đề cao vai trò của cuộc sống đối với thơ, nhưng vẫn không quên, không đánh giá thấp vai trò của nhà thơ trong việc làm sống lại những hình ảnh, những sắc hương trong cuộc sống. Thấy rõ, đây là một chuyển biến đầy ý nghĩa của thi nhân từng mang một hồn thơ lãng mạn, thoát li.
- Từ chỗ hiểu quan niệm đó, soi vào tiếng hát con tàu để thấy cái hay của bài thơ được làm nên không chỉ bằng cái tâm, cái tài của nhà thơ mà còn bởi chất phù sa cuộc sống.
- Đề bài có cả yêu cầu giải thích, cả yêu cầu phân tích để chứng minh. Nó là một p...một nửa ”. Bằng gì? Bằng tâm hồn và tài năng của nhà thi sĩ- người sáng tạo.
2. Phân tích bài thơ “ Tiếng hát con tàu ” để chứng minh ý kiến đó của tác giả:
- Hai câu thơ dẫn ở đề bài được viết hàng chục năm sau thời điểm Chế Lan Viên viết bài thơ “ Tiếng hát con tàu ”. Song có lẽ hơn nhiều bài thơ khác, “ Tiếng hát con tàu ” lại có thể coi là minh chứng cho một quan niệm nghệ thuật mà sau này thi sĩ sẽ đúc kết thành thơ.
 a. “ Tiếng hát con tàu ”- công trình của một hồn thơ đầy sáng tạo:
- Sáng tạo trong hình ảnh: Chế Lan Viên đã cho rằng thơ không chỉ cần chân mà còn cần ảo. Ở bài thơ này, rõ ràng nhà thơ đã tạo ra một thi tứ thật ảo, thật mộng mơ, qua cách tưởng tượng hết sức lãng mạn về con tàu lên Tây Bắc (đến nay vẫn chưa có thật ), con tàu mộng tưởng đêm đêm vẫn uống vầng trăng. Và một tâm hồn cũng rất say mê, biến ảo, khi thấy mình chính là Tây Bắc, khi lại thấy mình sao lại giống với con tàu, cũng uống mặt hồng “trong suối lớn mùa xuân”.
- Sáng tạo trong âm điệu: âm hưỏng bài thơ dạt dào, trẻ trung rất lạ, hình như được tạo nên từ những lời trùng điệp thiết tha cứ liên tiếp trào lên như từng đợt sóng
- Sáng tạo trong ngôn ngữ: dòng thơ nhiều khi chảy miên man trong những so sánh mỗi lúc một bất ngờ ( Mười năm qua như, Con gặp lại nhân dân như, Anh bỗng nhớ em như); lời thơ đi về thoải mái giữa những kết hợp lạ: cụ thể và trừu tượng ( Mùa nhân dân giăng lúa chín), cảm xúc và triết lí, truyền thống và mới mẻ
- Nghĩa là bài thơ anh đã mang rõ dấu vết của riêng anh. Phần của nhà thơ đó là cái tôi, sự nhạy cảm, sự thông minh. Nhưng cái tài ấy không tách rời cái tâm, trái lại bắt nguồn từ chính cái tâm: sự khao khát hoà cuộc đời mình vào cuộc đời chung rộng lớn của mùa xuân Tổ quốc.. 
b.Sức hấp dẫn của “ Tiếng hát con tàu” bằng sự ùa vào trong nhiều câu chữ chất thơ khoẻ khoắn, tươi nguyên của chính cuộc đời.
- Ấy là cái xuân sắc của miền rừng núi với “ bản sương giăng’’, “đèo mây phủ”, với “cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”,
- Ấy là người dân mà tác g

File đính kèm:

  • docde_thi_hsg_tinh_mon_van_12_de_so_8_co_dap_an.doc