Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

ĐỀ I

I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

            Giờ đây, tôi biết một điều chắc chắn rằng: vấn đề lớn nhất – hay có thể nói, vấn đề duy nhất – mà tôi và các bạn phải đối mặt là làm sao chọn được những suy nghĩ đúng đắn. Nếu làm được điều đó, chúng ta có thể giải quyết tốt đẹp tất cả các vấn đề của mình. Marcus Aurelius, triết gia vĩ đại, người cai trị Đế chế La Mã đã tổng kết lại điều này trong tám từ - tám từ có thể quyết định vận mệnh của bạn: “Our life is what our thoughts make it” (Suy nghĩ của chúng ta tạo nên cuộc đời của chúng ta).

Đúng vậy, nếu suy nghĩ tích cực thì chúng ta sẽ hạnh phúc. Nếu suy nghĩ tiêu cực thì chúng ta sẽ khốn khổ. Nếu cho rằng mình sẽ ốm, chúng ta có thể bị ốm thật. Nếu nghĩ rằng mình thất bại, chắc chắn chúng ta sẽ thất bại. Và nếu chỉ biết ngậm ngùi thương thân, chúng ta sẽ khiến mọi người muốn xa lánh và lảng tránh. Nói như Norman Vincent Peale: “Anh không phải là con người như anh nghĩ, nhưng những gì anh nghĩ sẽ tạo nên con người anh”…

          (Sách Quẳng gánh lo đi và vui sống, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr141)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Trong câu: Giờ đây, tôi biết một điều chắc chắn rằng: vấn đề lớn nhất – hay có thể nói, vấn đề duy nhất – mà tôi và các bạn phải đối mặt là làm sao chọn được những suy nghĩ đúng đắn, về mặt ngữ pháp, cụm từ in đậm là thành phần gì trong câu?  (0.5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh chị có đồng ý với ý kiến  Suy nghĩ của chúng ta tạo nên cuộc đời của chúng ta không? (Trình bày từ 5-7 dòng) (1.0 điểm)

doc 14 trang letan 19/04/2023 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)
ơng thân, chúng ta sẽ khiến mọi người muốn xa lánh và lảng tránh. Nói như Norman Vincent Peale: “Anh không phải là con người như anh nghĩ, nhưng những gì anh nghĩ sẽ tạo nên con người anh”
 (Sách Quẳng gánh lo đi và vui sống, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr141)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong câu: Giờ đây, tôi biết một điều chắc chắn rằng: vấn đề lớn nhất – hay có thể nói, vấn đề duy nhất – mà tôi và các bạn phải đối mặt là làm sao chọn được những suy nghĩ đúng đắn, về mặt ngữ pháp, cụm từ in đậm là thành phần gì trong câu? (0.5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên? (1.0 điểm)
Câu 4. Anh chị có đồng ý với ý kiến Suy nghĩ của chúng ta tạo nên cuộc đời của chúng ta không? (Trình bày từ 5-7 dòng) (1.0 điểm)
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: nếu suy nghĩ tích cực thì chúng ta sẽ hạnh phúc. Nếu suy nghĩ tiêu cực thì chúng ta sẽ khốn khổ. (2.0 điểm)
Câu 2. Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó hãy liên hệ với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích hồi V vở kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng để thấy được bi kịch của con người khi lựa chọn sống thỏa hiệp với cái xấu, cái ác. (5.0 điểm)
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ I
Phần
Câu
 NỘI DUNG
Điểm
I. ĐỌC HIỂU
1
Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên: Nghị luận
0.5
2
Trong câu: Giờ đây, tôi biết một điều chắc chắn rằng: vấn đề lớn nhất – hay có thể nói, vấn đề duy nhất – mà tôi và các bạn phải đối mặt là làm sao chọn được những suy nghĩ đúng đắn, về mặt ngữ pháp, cụm từ in đậm là thành phần chú thích trong câu/ Thành phần phụ trong câu.
0.5
3
Nội dung chính của đoạn văn bản trên, tác giả khẳng định: 
-Trong cuộc sống, con người cần phải biết lựa chọn những suy nghĩ đúng đắn cho bản thân vì s...h cực có nghĩa là: khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề ta luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt; nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt; và luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.
- Suy nghĩ tiêu cực là lối suy nghĩ trái ngược lại với tích cực, sẽ không làm cho chúng ta cảm thấy được giải thoát tâm lí mà trái lại càng tăng thêm sự chán nản, buồn bã cho bản thân.
*Bình, luận
- Tại sao suy nghĩ tích cực thì chúng ta sẽ hạnh phúc? Suy nghĩ tiêu cực thì chúng ta sẽ khốn khổ?
+ Vì những người suy nghĩ tích cực họ biết rằng không có thành công nào không trải qua gian nan, thử thách. Họ đón nhận những khó khăn như một điều tất yếu và tìm cách khắc phục chúng. 
+ Trái lại, những người tiêu cực thường chọn con đường dễ dàng cho mình, bởi những trở ngại sẽ làm tăng khả năng thất bại và họ luôn cố tránh điều đó xảy ra hoặc khi thất bại, họ cho rằng mình là người kém cỏi hay cả thế giới sụp đổ trước mắt
*Liên hệ bản thân: Phát huy lối suy nghĩ tích cực. Phê phán lối suy nghĩ tiêu cực..
1.0
d.Sáng tạo trong diễn đạt hoặc sự sâu sắc trong nội dung
0.25
e.Diễn đạt: chính tả, dùng từ, đặt câu
0.25
Câu 2
(5 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó hãy liên hệ với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng để thấy được bi kịch của con người khi lựa chọn sống thỏa hiệp với cái xấu, cái ác.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
3.0
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
0,25
* Giải thích "Bi kịch" là "tình cảnh éo le, mâu thuẫn dẫn đến đau thương" mà nhân vật ...bỏ mối quan hệ với cái xác ấy 
+Khẳng định mạnh mẽ nhu cầu được sống là mình : “không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”. 
+Trong đoạn kết, Trương Ba được giải thoát khỏi bi kịch.
-Đánh giá
+Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người.
+Nghệ thuật : Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách. Những đối thoại giàu kịch tính, đậm chất triết lí góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch.
1.50
* Liên hệ với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Nguyễn Huy Tưởng
- Giống nhau: Cả hai nhân vật đều lựa chọn sống thỏa hiệp với cái xấu, cái ác nên đều rơi vào bi kịch. 
+ Hồn Trương Ba để được tồn tại đã phải sống trong thân xác của Hàng thịt, và bị tha hóa bởi cái xấu, cái ác, cuối cùng phải sống trong dằn vặt đau khổ.
+ Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực để xây dựng Cửu Trùng Đài, vô tình đẩy nhân dân vào tình cảnh khốn cùng nên cuối cùng phải trả giá bằng mạng sống và cả công trình tâm huyết của mình.
- Khác nhau
- Sự thỏa hiệp dẫn đến bi kịch:
+ Bi kịch của Hồn Trương Ba: bi kịch của một con người không được sống toàn vẹn mà phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”
+ Bi kịch của Vũ Như Tô: bị hiểu lầm và kết tội và vỡ tan giấc mộng nghệ thuật. 
- Cách giải quyết bi kịch:
+ Hồn Trương Ba chấp nhận cái chết để được là chính mình một cách toàn vẹn.
+ Vũ Như Tô bị chết và Cửu Trùng Đài bị tàn phá do sự nổi dậy của nhân dân
0.75
*Bi kịch của con người khi lựa chọn sống thỏa hiệp với cái xấu, cái ác.
- Lối sống thỏa hiệp với cái xấu cái ác sẽ dẫn đến kết cục không tốt đẹp
- Con người phải biết chống lại cái xấu cái ác trong mọi hoàn cảnh
0,5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5
ĐỀ II
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“(1) Cuộc sống vốn đã đủ phức tạp rồi, không c

File đính kèm:

  • docde_thi_minh_hoa_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_hoc_2017_2018.doc