Giáo án GDCD 9 - Tiết 1 đến Tiết 35 - Năm học 2018-2019

TIẾT 1. BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ

A. Mục tiêu: Giúp HS:

Kiến thức: 

- Nêu được thế nào là chí công vô tư. 

- Nêu được biểu hiện của chí công vô tư. 

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư. 

Kĩ năng: 

Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày. 

Thái độ: 

Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư. 

Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: 

- Năng lực hướng tới: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; 

- Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; 

B. Chuẩn bị:

- SGK, SGV GDCD 9. 

- Tranh ảnh, băng hình thể hiện phẩm chất chí công vô tư. 

- Truyện, tục ngữ, ca dao thể hiện phẩm chất chí công vô tư. 

C. Tiến trình lên lớp:

1) Tổ chức:        Sĩ số:    9A:    /                              9B:     /

2) Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS. 

3) Tổ chức các hoạt động dạy - học:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động:

GT bài: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. Để hiểu rõ hơn về điều đó, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu

doc 80 trang Khải Lâm 30/12/2023 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án GDCD 9 - Tiết 1 đến Tiết 35 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án GDCD 9 - Tiết 1 đến Tiết 35 - Năm học 2018-2019

Giáo án GDCD 9 - Tiết 1 đến Tiết 35 - Năm học 2018-2019
 động:
GT bài: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. Để hiểu rõ hơn về điều đó, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- GV yêu cầu HS đọc và phân tích truyện: (SGK)
 + Tô Hiến Thành một tấm gương về CCVT. 
 + Điều mong muốn của Bác Hồ. 
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận
- HS trả lời câu hỏi SGK- 4. 
- Chia HS làm 3 nhóm thảo luận:
 + Nhóm 1: câu 1. 
 + Nhóm 2: câu 2. 
 + Nhóm 3: câu 3. 
* HS báo cáo kết quả và thảo luận:
- Đại diện các nhóm lên trả lời. 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV nhận xét và tổng hợp 
? Em hiểu thế nào là CCVT?
? Tác dụng của phẩm chất CCVT đối với đời sống cộng đồng?
? Em đã rèn luyện và ủng hộ phẩm chất CCVT như thế nào?
? Muốn làm giàu bằng bàn tay khối óc của mình nhưng vay vốn nhà nước. Cách làm giàu đó có chính đáng không? Giải thích?
? Một người luôn nói về CCVT nhưng khi giải quyết công việc lại nhận tiền hối lộ, làm sai lệch hồ sơ Thì có phải là CCVT không? Giải thích?
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập:
- HS đọc và nêu YC bài tập 1. 
- HS đọc và nêu YC BT 2
I. Đặt vấn đề:
- HS trả lời theo câu hỏi. 
- GV đánh giá, tóm tắt ý chính. 
- Câu 1: Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác được CV chung của đất nước, chứ không thiên vị nể tình thân- >Chứng tỏ ông là người thật sự công bằng không thiên vị và giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung. 
- Câu 2: Cuộc đời và sự nghiệp CM của Bác là một tấm gương sáng- >Bác nhận được tình cảm trọn vẹn của ND đối với Bác. 
- Câu 3: Những việc làm của Tô Hiến hành và chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện phẩm chất chí công vô tư. Điều đó mang lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng. 
II. ND bài học:
1) Khái niệm:
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, gi... cách thiên lệch không công bằng. 
2) Bài 2:
- Tán thành với quan điểm (d, đ). 
- Không tán thành với các quan điểm sau:
 + Quan điểm (a) vì CCVT là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cần thiết cho tất cả mọi người chứ không chỉ với người có chức có quyền. 
 + Quan điểm (b) CCVT đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng xã hội. Mọi người đều CCVT thì đất nước giàu mạnh, XH tốt đẹp, ND ấm no hạnh phúc. 
 + Quan điểm (c) CCVT cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ thông qua lời nói, việc làm hàng ngày trong quan hệ đối sử với mọi người xung quanh. 
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng: - Liên hệ thực tế bản thân. 
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Liên hệ thực tế ở gia đình, địa phương. 
4) Củng cố: - Khắc sâu ND bài học
5) HDVN: - Học bài, lấy thêm ví dụ, làm BT còn lại. 
- Chẩn bị trước bài: Tự chủ. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn: / / 201 	 Ngày giảng: / / 201 
TIẾT 2. BÀI 2: TỰ CHỦ
A. Mục tiêu: Giúp HS:
Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là tự chủ. 
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ. 
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ. 
Kĩ năng: 
Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt. 
Thái độ: 
Có ý thức rèn luyện tính tự chủ. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực hướng tới: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; 
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; 
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV GDCD 9. 
- Sưu tầm những mẩu chuyện về những tấm gương biết sống tự chủ. 
C. Tiến trình lên lớp:
1) Tổ chức: Sĩ số: 9A: / 9B: /
2) Kiểm tra: - Thế nào là chí công vô tư? Vì sao cần phải chí công vô tư?
3) Tổ chức các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động:
 GT bài: Ca dao có câu:" Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"
Câu ca dao đó thể hiện tính tự chủ của mỗi con người. Để hiểu được điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. 
Hoạt động 2: Hoạt ...ấn đề:
- GV kết luận:
 + Bà Tâm cố nén nỗi đau, chăm sóc con chu đáo, giúp đỡ mọi ngườI. > Bà là người biết làm chủ tình cảm và hành vi của mình để vượt qua đau khổ và sống có ích. 
 + N là một người dễ bị lôi kéo, không biết làm chủ suy nghĩ và hành vi của mình- > Sa ngã, hư hỏng. 
II. ND bài học:
1) Khái niêm:
- Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. 
2) Tác dụng:
- Tự chủ là một đức tính quí giá. Nhờ có tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn, biết cư xử có đạo đức, có VH. 
- Tính tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước mọi tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ. 
3) Rèn luyện:
- Mỗi con người đều cần phải rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ trước khi hành động. 
- Sau mỗi việc làm, cần xem xét lại thái độ, lời nói và hành động của mình là đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiêm và sửa chữa. 
*Liên hệ:
- HS tự liên hệ về tính tự chủ của bản thân. 
- Biểu hiện: + Tích cực, tự giác trong HT và LĐ
 + Cảnh giác, không bị lôi kéo bởi các tệ nạn XH. 
 + Suy nghĩ trước khi hành động. 
III. Bài tập:
1) Bài 1:
 - Đồng ý với những ý kiến sau: a, b, d, e. Vì đó là những hành vi của những người biết tự chủ. 
 - Không đồng ý với những ý kiến: c, đ. Vì đó là những hành vi của những người không biết tự chủ
2) Bài 3: Hằng là một bạn thiếu tính tự chủ, chỉ biết hành động theo ý mình. 
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng: - Liên hệ thực tế bản thân. 
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Liên hệ thực tế ở gia đình, địa phương. 
4) Củng cố: - GV khắc sâu ND bài học. - Nhận xét giờ học. 
5) HDVN:	- Học bài, nắm vững ND bài học. 
	- Hoàn thiện các BT còn lại. 
	- Đọc trước bài: Năng động, sáng tạo. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn: / / 201 	 Ngày giảng: / / 201 
TIẾT 3. BÀI

File đính kèm:

  • docgiao_an_gdcd_9_tiet_1_den_tiet_35_nam_hoc_2018_2019.doc