Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23, Tiết 90+91: Văn bản: Ý nghĩa văn chương

Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

I. Tìm hiểu chung: 

1. Tác giả: - Hoài Thanh (1909-1982), quê Nghi Lộc- Nghệ An.

- Nhà văn, nhà phê bình văn học xuất sắc .

2.Tác phẩm:

a. Xuất xứ:  Trích cuốn “Văn chương và hành động” sáng tác 1936.

b.Phương thức biểu đạt: Nghị luận 

c.Bố cục: 3 phần.

II. Đọc, tìm hiểu văn bản:

1. Đặt vấn đề: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương

-Người ta kể...Thi sĩ thương hại...với sự run rẩy của con chim sắp chết.

-> Dẫn chứng thực tế, nhập đề sinh động, tự nhiên.

-> Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt.

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương luôn cả muôn loài.

=> Nhân ái là nguồn gốc chính của văn chương.

  1. Giải quyết vấn đề: Nhiệm vụ, công dụng của văn chương

* Nhiệm vụ: Văn chương sẽ hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

->Văn chương phản ánh, sáng tạo ra đời sống, làm cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn.

* Công dụng: .... gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

doc 3 trang letan 15/04/2023 6920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23, Tiết 90+91: Văn bản: Ý nghĩa văn chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23, Tiết 90+91: Văn bản: Ý nghĩa văn chương

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23, Tiết 90+91: Văn bản: Ý nghĩa văn chương
ng dụng của văn chương
* Nhiệm vụ: Văn chương sẽ hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
->Văn chương phản ánh, sáng tạo ra đời sống, làm cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn.
* Công dụng: .... gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
->Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
->Văn chương làm giàu cho tình cảm con người, làm đẹp cho cuộc sống.
Kết thúc vấn đề: Khẳng định giá trị của văn chương
Nếu... xóa hết dấu vết...thì... nghèo nàn đến bực nào!
->Nêu giả thiết để khẳng định
->Ý nghĩa kì diệu của văn chương.
 III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật: 
- Có luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, đầy sức thuyết phục.
- Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa vào luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
2. Ý nghĩa: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
III. PHẦN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ( Chỉ ghi câu hỏi và đáp án em cho là đúng nhất)
Câu 1: Tác giả của văn bản Ý nghĩa văn chương là ?
A. Phạm Văn Đồng
B. Hồ Chí Minh
C. Hoài Thanh
D. Xuân Diệu
Câu 2: Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học
Câu 3: Tác phẩm nổi tiếng nhất của Hoài Thanh là?
A. Thi nhân Việt Nam
B. Nhân văn Việt Nam
C. Có một nền văn hóa Việt Nam
D. Nam Bộ mến yêu
Câu 4: Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình?
A. Văn chương giúp cho người gần người hơn.
B. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
C. Văn chương là loại hình giải trí của con người.
D. Văn chương dự báo những điều xảy ra trong tương lai.
Câu 5: Từ ‘‘cốt yếu’’ (trong câu ‘

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_7_tuan_23_tiet_9091_van_ban_y_nghia.doc