Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tuần 23, Tiết 45, Bài 42: Thấu kính hội tụ

ANỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ:

1) Thí nghiệm: trang 113  Sgk.

Nhận xét:Chiếu một chùm tia sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ (TKHT) sẽ cho chùm tia  khúc xạ  hội tụ tại 1 điểm.

-Tia sáng đi tới thấu kính gọi là tia tới. Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính gọi là tia ló.

2) Cấu tạo, hình dạng:

-TKHT thường được làm bằng vật liệu trong suốt (như thủy tinh, nhựa), có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Tiết diện mặt cắt ngang của một số TKHT như  hình  42.3 a,b,c trang 114 Sgk.

- Kí hiệu TKHT:    

II.Trục chính , quang tâm , tiêu điểm , tiêu cự của thấu kính hội tụ 

1.Quang tâm (O): là một điểm của thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm đó đều truyền thẳng.

2.Trục chính ( xy hoặc ): là đường thẳng đi qua quang tâm của thấu kính và vuông góc với mặt của thấu kính.

3.Tiêu điểm (F, F’)  :  là điểm hội tụ trên trục chính của chùm tia ló khi chùm tia tới song song với trục chính. Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm. 

4.Tiêu cự :là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm, kí hiệu là f

f = OF = OF’.

+ Nếu cho tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính thì tia ló song song với trục chính.

doc 3 trang letan 14/04/2023 4360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tuần 23, Tiết 45, Bài 42: Thấu kính hội tụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tuần 23, Tiết 45, Bài 42: Thấu kính hội tụ

Giáo án môn Vật lý Lớp 9 - Tuần 23, Tiết 45, Bài 42: Thấu kính hội tụ
ai tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm. 
4.Tiêu cự : là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm, kí hiệu là f 
f = OF = OF’.
+ Nếu cho tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính thì tia ló song song với trục chính.
B-VẬN DỤNG:
I. Bài tập có hướng dẫn:
C7/115 Sgk.
* Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
+ Tia tới (1) song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
+Tia tới (2) đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
+Tia tới (3) đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
(1)
(2)
()
(3)
II. Bài tập tự làm:
Câu 1.
Thấu kính hội tụ có đặc điểm nào dưới đây?
A. Làm bằng thủy tinh, có phần giữa mỏng hơn phần rìa.
B. Làm từ nước, có phần giữa mỏng hơn phần rìa.
C. Làm bằng thủy tinh, có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
D. Làm từ nước, có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
Câu 2. Nêu đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
Câu 3. Vẽ tia ló trong các trường hợp sau:
O
a)
F
F'
b)
O
F'
F
O
F'
c) 
F
Câu 4. C8 trang 115 Sgk.
Tuần 23- Tiết 46:
§43. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ (tiết 1)
A- NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
I. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
1 Thí nghiệm. ( chú ý cả vật và màn đều đặt vuông góc với trục chính của TKHT).
Bảng 1:
KQ quan sát
Lần TN
Khoảng cách từ vật đến 
thấu kính (d)
Đặc điểm của ảnh
Thật hay ảo 
Cùng chiều hay ngược chiều so với vật
Lớn hơn hay nhỏ hơn vật
1
Vật ở rất xa thấu kính
thật
ngược chiều so với vật
2
d > 2f
thật
ngược chiều so với vật
nhỏ hơn vật
3
f < d < 2f
thật
ngược chiều so với vật
lớn hơn vật
4
d < f
ảo
cùng chiều so với vật
lớn hơn vật
2. Nhận xét.
-Khi vật đặt rất xa thấu kính thì cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
-Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
-Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
* Lưu ý:
+ Thường dùng các ký hiệu:
d: Khoảng cách từ v

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_9_tuan_23_tiet_45_bai_42_thau_kinh_ho.doc