Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Từ tiết 1 đến tiết 10
Bµi 1 – TiÕt 1: §äc – HiÓu v¨n b¶n
Cổng trường mở ra
(Lý Lan)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý, thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái; ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người.
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
- Bồi đắp tình cảm yêu kính đối với cha mẹ.
- Thêm yêu mến trường lớp, thầy cô, bạn bè.
4. Năng lực: Bồi dưỡng cho Hs năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khả năng làm việc độc lập, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo...
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Ảnh chân dung và tư liệu về tác giả (nếu có), phiếu học tập.
- Hướng dẫn, nhắc học sinh soạn bài
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài, chuẩn bị phiếu học tập
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Từ tiết 1 đến tiết 10
yết vấn đề, tư duy sáng tạo... II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: Ảnh chân dung và tư liệu về tác giả (nếu có), phiếu học tập. - Hướng dẫn, nhắc học sinh soạn bài 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài, chuẩn bị phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học: Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học Hoạt động khởi động - Nêu vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi Hoạt động hình thành kiến thức - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm Hoạt động luyện tập - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi Hoạt động vận dụng - Dạy học nêu vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Dạy học nêu vấn đề - Kĩ thuật đặt câu hỏi 2. Tiến trình các hoạt động dạy – học: A/ Hoạt động khởi động 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân. 3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng của hs được các ý theo đúng yêu cầu 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi + Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: kể ngắn gọn về ngày khai trường đầu tiên của em (khi em vào lớp 1), tâm trạng của em lúc đó như thế nào? * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh kể lại những kỷ niệm của bản thân về ngày khai trường, tái hiện cảm xúc. - Giáo viên quan sát, gợi ý, động viên học sinh trả lời. * Dự kiến sản phẩm: tâm trạng của em (hồi hộp, lo sợ...) * Báo cáo kết quả: - Gv gọi cá nhân hs trả lời - Học sinh trình bày ý kiến, cảm xúc trước lớp. * Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá: Chuyển ý vào bài: Từ lớp 1 đến lớp 7 các em đã được dự 7 lần khai trường và ...hau. + Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: - trình bày những hiểu biết của mình về tác giả, xuất xứ, phương thức biểu đạt của văn bản? - Nêu cách đọc văn bản? - Phương thức biểu cảm chính của văn bản và cách thể hiện phương thức đó? - Dựa vào mạch cảm xúc của văn bản hãy chỉ ra bố cục cho văn bản? - Học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh hoạt động cá nhân, dựa vào SGK, tài liệu tham khảo trả lời các câu hỏi. - GV gợi dẫn để hs thực hiện nhiệm vụ qua từng câu hỏi * Dự kiến sản phẩm: - Lý Lan sinh năm 1957 tại Bình Dương (quê mẹ). Cha là người gốc Hoa (Quảng Đông - TQ). Lý Lan là người đã được Nhà xuất bản Trẻ giao công việc dịch truyện Harry Potter sang tiếng Việt để lại dấu ấn đậm nét trong người đọc Việt Nam - Văn bản in trên báo "Yêu trẻ " số 166, ngày 1/9/2000 - Đọc văn bản: Giọng nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm rãi, chú ý một số đoạn biểu cảm ấn tượng: Khi thể hiện tâm trạng của người mẹ với đứa con đang ngủ giọng thì thầm, dịu dàng; khi hồi tưởng, giọng chậm rãi. - Là văn bản nhật dụng sử dụng PTBĐC là biểu cảm - Bè côc: 2 phần + Từ đầu -> "bước vào": Nỗi lòng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con + Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về vai trò xã hội của Giáo dục. * Báo cáo kết quả: - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi theo từng nội dung cần tìm hiểu - Các hs khác lắng nghe chuẩn bị ý kiến đánh giá, bổ sung * Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung và chốt ý cơ bản => hs tự ghi vở HĐ 2: Tìm hiểu văn bản HĐ 2.1: Tìm hiểu phần (1) của văn bản 1.Mục tiêu: Giúp hs - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý, thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái; ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại. - Nắm được nghệ thuật tiêu biểu: ngôn ngữ độc thoại. 2. Phương thức th... mẹ? - Những tình cảm quá khứ ấy đã nói lên được tình cảm sâu nặng nào của lòng mẹ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? Tác dụng của cách dùng từ đó ? Câu 4: Từ những nội dung vừa tìm hiểu trên đã cho em hình dung về một người mẹ như thế nào ? Câu hỏi (*): Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Hay người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì ? - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: lắng nghe yêu cầu và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh hoạt động cá nhân -> thảo luận trong nhóm -> thống nhất ý kiến trên phiếu học tập và phương án trình bày - GV quan sát, động viên học sinh, nếu cần thì gợi ý hoặc hỗ trợ hs kịp thời *. Dự kiến sản phẩm: Câu 1: Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của - Mẹ: nhìn con ngủ, nghĩ về những việc con làm, không tập trung được vào việc gì, trằn trọc, không ngủ được, nhớ về ngày khai trường đầ̀u tiên của mình => thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên. - Con: thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư : Đêm nay con cũng có niềm vui háo hức. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 li sữa, ăn 1 cái kẹo. Để diễn tả được tâm trạng của 2 mẹ con, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả để biểu cảm làm nổi bật hai tâm trạng gần như trái ngược của hai mẹ con (có tác dụng làm nổi bật sự trong sáng ngây thơ của con trẻ và tâm tư sâu kín, tấm lòng người mẹ) Câu 2: Trong đêm không ngủ, người mẹ: Ngắm con ngủ, đắp mền, buông mùng, ém chăn cẩn thận, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. =>Yêu con, quan tâm và chuẩn bị rất chu đáo cho ngày đến trường đầu tiên của con Câu 3: - Người mẹ lại không sao ngủ được vì: Vừa trăn trở suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình.Cụ thể: + Mẹ nghĩ đến con, tin đứa con đã lớn rồi, mừng vì con đã ý thức được sự quan trọng và thiêng liêng của việc đi học, tin vào sự chuẩn bị chu đáo của mình nhưng vẫn không ngủ được. + Lí do chính: Ấn tượng sâu đậm về ngày khai trường đầu tiên của mình sốn
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tu_tiet_1_den_tiet_10.doc