Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018

MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giỳp HS nắm được vai trò của yếu tố kể, yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.Sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, có thể sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự. Rèn luyện kỹ năng viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức chăm chỉ, tự giác trong học tập, biết quan sát, học tập từ những câu chuyện, sự việc trong cuộc sống.
4. Phát triển năng lực: Ở bài học này, ngoài những năng lực chung, giáo viên cần hỡnh thành cho HS những năng lực như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực hợp tác.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tham khảo, lựa chọn các đoạn văn tiêu biểu có sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
2. Học sinh: Xem trước nội dung của bài, soạn bài theo hướng dẫn.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định trật tự(1 phỳt):
2.Kiểm tra bài cũ(5 phỳt): 
Nờu cách tóm tắt văn bản tự sự. Kể tóm tắt 1 văn bản tự sự mà em đã học 
doc 13 trang Khải Lâm 26/12/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2017-2018
 văn tiêu biểu có sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
2. Học sinh: Xem trước nội dung của bài, soạn bài theo hướng dẫn.
C. các hoạt động dạy học
1. ổn định trật tự(1 phỳt):
2.Kiểm tra bài cũ(5 phỳt): 
Nờu cách tóm tắt văn bản tự sự. Kể tóm tắt 1 văn bản tự sự mà em đã học 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Thời gian: 1 phỳt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tỡm hiểu nội dung bài học- Thời gian: 20 phỳt
Hoạt động của gv- hs
Kiến thức cần đạt
- Tổ chức học sinh thảo luận 3 câu hỏi:
? Xác định các yếu tố tự sự (sự việc lớn và các sự việc nhỏ) trong đoạn văn.
- Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: Kể thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.
GV yêu cầu HS xác định các yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
- Tả thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.
? Tìm các yếu tố biểu cảm.
- biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước các sự việc, nhân vật, hành động.
- Học sinh thảo luận, làm việc theo nhóm và trình bày.
? Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự.
GV hướng dẫn HS so sỏnh đoạn văn khi tước bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm .
Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ
? Từ nhận xét trên em hãy kết luận: khi viết văn tự sự, cần làm thế nào cho bài văn sinh động? Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự ( dànhc ho HS khá giỏi)
- Học sinh đọc ghi nhớ và khắc sâu 2 nội dung kiến thức của bài
GV chốt ý, nhấn mạnh kiên thức
Hoạt động 3: Luyện tập
- Thời gian:13 phỳt
- Cho h/s thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
? Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản: Tôi đi học, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc 
? Phân tích giá trị của các yếu tố đó.
HS nêu giá trị của các yếu tố, GV nhấn mạnh.
Gv chia lớp thành 5 đội, hương dẫn cụ thể.
Các đội thảo luận, ghi lại, cử 1 thành viên trình bày trước ... tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc
-Yếu tố miêu tả khiến màu sắc hương vị, diện mạo hiện lên trước mắt người đọc.
-Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và người đọc xúc động, suy nghĩ.
2. Ghi nhớ SGK tr74
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1:
- Học sinh đọc bài tập 1 (SGK - tr74)
- Thảo luận nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu văn bản ''Tôi đi học''
+ Nhóm 2: ''Tức nước vỡ bờ''
+ Nhóm 3: "Lão Hạc''
- Văn bản''Tôi đi học''
''Sau một hồi trống... trong các lớp''
+ Miêu tả: ''Sau một hồi trống... sắp hàng đi vào lớp, không đi... co lên một chân... tưởng tượng.
+ Biểu cảm: vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về lúng túng, run run...
- Văn bản''Lão Hạc''
''Chao ôi... xa tôi dần dần''.
+ Miêu tả: Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng ngấm ngầm, lão từ chối... xa tôi dần dần...
+ Biểu cảm: Chao ôi... không nỡ giận.
* Trò chơi: Tập làm nhà văn
Tình huống: Trên phố, em bỗng gặp một đứa trẻ ăn xin đáng thương.
Hãy kể lại giây phút đó.
4.Củng cố: Hoạt động 4: Hệ thống, khắc sõu kiến thức- Thời gian: 2 phỳt
-Nhắc lại nôi dung cần ghi nhớ của bài, GV khắc sâu trọng tâm bài học.
5. Hướng dẫn về nhà ( 3 phút ): 
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2 trong SGK trang 74.
- Viết đoạn văn tự sự miêu tả kể lại kỉ niệm đêm trung thu, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm ( dành cho HS khá giỏi )
- Chuẩn bị bài “Đỏnh nhau với cối xay giú”: đọc kĩ văn bản, trả lời cỏc cõu hỏi trong SGK.
Kớ duyệt ngày thỏng 9 năm 2017 T.T 
 Nguyễn Thị Thúy
Tuần: 7
Tiết: 26-27
 Ngày soạn: 27/09/2017
 Ngày dạy :06/10/2017
Văn bản
	đánh nhau với cối xay gió
 ( Trích " Đôn Ki-hô-tê" - Xéc -van- tét)
A.Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp hs thấy được đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diẽn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê; ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-téc đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa
2. Kĩ năng: Giúp hs nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích;... giả, tỏc phẩm
- Thời gian: 5 phỳt
- Gv gọi hs đọc chú thích (*) sgkt 78.
- Qua đọc, hãy cho biết những thông tin cần biết về tác giả, tác phẩm ?
- Gv cung cấp thêm thông tin về tg,tp( theo từ điển văn học).
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tỡm hiểu chi tiết văn bản
- Thời gian: 25 phỳt
- Gv hướng dẫn hs đọc.
- Gv đọc mẫu một đoạn, gọi hs đọc, có nhận xét.
- HS giải thích các chú thích trong sgk 
GV hướng dẫn HS tóm tắt văn bản, yêu cầu HS hoàn thiện.
- Gv yêu cầu hs tìm bố cục văn bản?- 
- hs tìm - gv nhận xét.
- Gv cho học sinh giới thiệu về 2 nhân vật : nguồn gốc xuất thân, ngoại hình, mục đích phiêu lưu, sở thích
- Hs trả lời- Gv chốt
 Nghệ thuật khắc họa 2 nhân vật và dụng ý nghệ thuật của nhà văn?
- Hs trả lời- Gv chốt: Định mệnh đã liên kết họ lại với nhau và cùng nhau xông pha=> cặp bài trùng nổi tiếng trong văn học
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả:( 1547- 1616)
- là nhà văn Tây Ban Nha.
2.Tác phẩm: 
- có hai phần (phần 1 gồm 52 chương, phần 2 gồm 74 chương, xuất bản năm 1615).
- Văn bản được trích ở phần 1.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc- chú thích.
- Đọc rõ ràng, thể hiện được giọng điệu hóm hỉnh, hài hước.
- Chú thích( sgkt 79)
* Tóm tắt: Đôn Ki hô tê gặp những chiếc cối xay gió giữa đồng, chàng nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa. Mặc cho Xan chô can ngăn, Đôn vẫn đơn thương độc mã xông tới cánh quạt đã khiến cả người lẫn ngựa bị trọng thương. Trên đường đi tiếp, Đôn vì danh dự của hiệp sĩ và vì nhớ Đuyn xi nê a, tình nương của chàng nên đã không rên rỉ, không ăn, không ngủ trong khi Xan chô cứ việc ăn no ngủ kĩ.
2.Bố cục: Gồm 3 phần theo diễn biến trước, trong,và sau khi Đôn đánh nhau với cối xay gió 
3. Phân tích
a. Giới thiệu về 2 nhân vật
Đôn Ki hô tê
Xan chô Pan xa
- dòng dõi quý tộc
- đã đứng tuổi, gầy gò, cao lênh khênh, hình thù cây sậy, bộ mặt hốc hác, ngớ ngẩn, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, cưỡi trên con ngựa gầy còm.
- ham mê tiểu thuyết hiệp sĩ, thích phiêu lưu để phò nguy cứu khốn=> khát vọng cao cả, tâm

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_7_nam_hoc_2017_2018.doc