Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 24 đến Tiết 29 - Trường THCS Yên Đông

 

Bài 20: Tiết 24. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ.

(01 tiết)

 

I. Mục tiêu 

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a) Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất khí.

- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 

- Nêu được sự giống nhau và khác nhau về sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và  chất khí.

b) Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

- Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm thực hành khoa học.

c) Thái độ:

- Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác;

- Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập;

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.        

2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề:biết làm thí nghiệm, thu thập các số liệu, phân tích, xử lí thông tin để đưa ra ýkiến.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết;

- Năng lực hợp tác và giao tiếp.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Một quả bóng bàn bị bẹp( không thủng), phích nước nóng, cốc.

- Bảng 20.1 SGK; H20.3- SGK

- Mỗi nhóm:

+ Một bình thủy tinh đáy bằng, một ống thủy tính thẳng, nút cao su đục lỗ, cốc nước pha màu, khăn lau khô.

2. Học sinh.

- Đọc trước nội dung bài.

docx 20 trang Khải Lâm 27/12/2023 2320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 24 đến Tiết 29 - Trường THCS Yên Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 24 đến Tiết 29 - Trường THCS Yên Đông

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 24 đến Tiết 29 - Trường THCS Yên Đông
óng bàn bị bẹp( không thủng), phích nước nóng, cốc.
- Bảng 20.1 SGK; H20.3- SGK
- Mỗi nhóm:
+ Một bình thủy tinh đáy bằng, một ống thủy tính thẳng, nút cao su đục lỗ, cốc nước pha màu, khăn lau khô.
2. Học sinh.
- Đọc trước nội dung bài.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
7 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1
15 phút
Hoạt động 2.2
5 phút
Luyện tập
Hoạt động 3
10 phút
Vận dụng
Hoạt động 4
7 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 5
1 phút
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu hoạt động: Đưa HS vào tình huống có vấn đề “ Tại sao quả bóng bàn bị bẹp lại phồng lên được khi ta nhúng vào nước nóng”
b) Tổ chức hoạt động: 
- GV giao nhiệm vụ học tập: 
? Hãy dự đoán nguyên nhân làm quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên
- HS thảo luận, đưa ra dự đoán.
- GV nhận xét đánh giá
c) Sản phẩm hoạt động: 
- HS đưa ra dự đoán: HS có thể đưa ra dự đoán là do nhựa quả bóng mềm ra. Để chứng minh dự đoán này là sai GV có thể dùi một lỗ nhỏ ở quả bóng rồi nhúng vào nước nóng, khi đó nhựa quả bóng vần mền ra nhưng quả bóng không phồng lên.
- HS cũng có thể dự đoàn đúng nguyên nhân làm quả bóng phồng lên là do không khí bên trong quả bóng nóng lên và nở ra, để kiểm tra dự đoán này ta phải tiến hành thí nghiệm.
HĐ2 : HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất khí.
a) Mục tiêu hoạt động: HS nhận biết được thông tin về sự nở vì nhiệt của chất khí.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
 - Giao nhiệm vụ: GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu thí nghiệm H20.1
? Nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm?
Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn và trả lời các câu hỏi sau
?Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi như thế nào?
? Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu có hi...hất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
 - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
2.2.Hoạt động 2: Điền từ vào chỗ trống
a) Mục tiêu hoạt động: Rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
 - GV yêu cầu HS hoàn thiện vào phiếu học tập.
+ Thể tích khí trong bình.(1)...................khi khí nóng lên
+ Thể tích khí trong bình giảm khi khí.(2).......................
+ Chất rắn nở vì nhiệt (3)........................, chất khí nở vì nhiệt.(4).......................ài 
- Cá nhân HS hoàn thiện vào phiếu học tập, thảo luận trong nhóm về bài làm của mình.
- GV gọi một vài HS của các nhóm trả lời. Yêu cầu Hs khác nhận xét sau đó GV nhận xét, đánh giá lại.
c) Sản phẩm hoạt động: 
( 1) – tăng
(2) lạnh đi
(3) ít nhất
(4) nhiều nhất
HĐ3 : HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong thực tế.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- GV giao nhiệm vụ:
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời tình huống nêu ra trong phần khởi động.? Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
Các bài 20.1,20.2, 20.4,20.7,20.9 SBT.
- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời, sau đó thảo luận trong nhóm về câu trả lời của mình.
- GV gọi một vài hs trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn.Sau đó GV nhận xét, đánh giá lại	
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
HĐ4 : HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ	
a) Mục tiêu hoạt động: giúp cho học sinh vừa nắm chắc được kiến thức, vừa có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống nêu ra trong các câu hỏi, bài tập.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các nhiệm vụ trong phần hoạt động vận dụng và khuyến khích học sinh về nhà thực hiện hoạt động cùng gia đình tìm hiểu để trả lời được 2 câu hỏi:
? Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí ...tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. 
* Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS 
* Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:
	GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
Bài 21. Tiết 25. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về các vật khi co dãn vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực rất lớn.
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
b) Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm thực hành khoa học.
c) Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác;
- Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập;
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.	
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề: biết làm thí nghiệm, thu thập các số liệu, phân tích, xử lí thông tin để đưa ra ý kiến.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết;
- Năng lực hợp tác và giao tiếp.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
+ Bộ dụng cụ TN H21.1a về ứng dụng sự nở vì nhiệt.
+ Băng kép
+ Đèn cồn.
+ Máy chiếu
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
Mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
5 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1
15 phút
Hoạt động 2.2
10 phút
Luyện tập
Hoạt động 3
8 phút
Vận dụng
Hoạt động 4
6 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 5
1 phút
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
HĐ1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo ra sự hứng thú, kích thích trí tòm mò, sự s

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_24_den_tiet_29_truong_thcs_yen_don.docx