Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 11: Nguồn âm
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: | - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp. |
2. Kỹ năng: | - Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động. |
3. Thái độ: | -Thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc khi làm thí nghiệm |
B. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm; thí nghiệm.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: | - Một cốc không, một cốc có nước, bộ đàn ống nghiệm . |
2. Học sinh: | - Một sợi dây cao su, một dùi trống và trống, một âm thoa, một búa cao su, một tờ giấy, một giá thí nghiệm, một quả cầu nhựa. |
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. TỔ CHỨC: (1’)
Ngày dạy | Tiết | Thứ | Lớp | Sĩ số | Tên HS vắng |
7A |
II. KIỂM TRA: (5’) Chiếu slide 1
- Hàng ngày các em nghe được những âm thanh gì? Chúng phát ra từ đâu?
- Tiếng của em và tiếng của bạn có khác nhau không? Nếu có thì đó là gì?
- Tiếng nói thầm và tiếng loa có gì khác nhau?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 11: Nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 11: Nguồn âm
. BÀI MỚI: *Tổ chức tình huống học tập: (3’) Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng - GV qua phần kiểm tra của học sinh giới thiệu nội dung chính của chương . - Chúng ta sống trong thế giới âm thanh (gọi tắt là âm).Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào? - Chiếu slide 2 - HS lắng nghe. I. Nhận biết nguồn âm: (5’) Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng - GV phân tích các ví dụ học sinh đã nêu => vật phát ra âm gọi là nguồn âm - Thế nào là nguồn âm? - GV chiếu slide 2. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV và rút ra được thế nào là nguồn âm. -Yêu cầu HS cho các ví dụ về nguồn âm. - Yêu cầu hoàn thành câu hỏi và khắc sâu khái niệm nguồn âm. Chiếu tiếp slide 2. 1. Khái niệm : Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. 2. Ví dụ: Kèn, đàn, sáo, nhị,.. đang biểu diễn. II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?: (17’) Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng - GV : Ta thấy nguồn âm được làm từ nhiều loại vật liệu, hình dạng nhưng khi phát ra âm phải có điểm chung. Vây điểm chung đó là gì ? ( chiếu slide 3) - GV điều khiển HS làm thí nghiệm 10.1 (SGK) theo nhóm. - HS nhận xét đặc điểm chuyển động của dây cao su => Rút ra khái niệm giao động. - Chiếu tiếp slide 3. Phân tích rút ra khái niệm dao động - GV chú ý cho HS khái niệm vị trí cân bằng. - GV yêu cầu các nhóm hoàn thành các thí nghiệm khác theo nội dung bảng phụ - Chiếu slide 4. - Yêu cầu các nhóm gắn nội dung yêu cầu lên bảng và trình bày. - Chiếu tiếp slide 4 => Yêu cầu HS rút ra kết luận. 1. Thí nghiệm : - Thí nghiệm Hình 10.1 (SGK - 28) => Nhận xét : Dây cao su rung và phát ra âm. (Hay dây cao su dao động) => Sự chuyển động qua lại vị trí cân bằng gọi là giao động. - Các thí nghiệm khác => Các vật đều dao động khi phát ra âm. 2.Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động. III. Vận dụng: (10’) Hoạt động của GV và HS Nô..............................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_7_tiet_11_nguon_am.doc