Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 16: Cơ năng
BÀI 16. CƠ NĂNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a)Kiến thức
- Tìm được ví dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.
- Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. - Tìm được ví dụ minh họa.
b) Kỹ năng
- Phân biệt được thế năng và động năng.
c) Thái độ
- Phát huy hoạt động nhóm, cá nhân, liên hệ thực tế tốt.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm.
- Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực thực hành thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tranh mô tả H16.1,H16.2,H16.4, H16.4, 1 viên bi thép, 1 máng nghiêng, 1 miếng gỗ,1 lò xo lá tròn, 1 miếng gỗ nhỏ, 1 bao diêm.
2. Học sinh
- Bảng phụ, nội dung kiến thức
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung
Trên cơ sở ví dụ về các trường hợp có công cơ học, phân tích để nêu lên khái niệm cơ năng của một vật.
Từ các thí nghiệm về quả nặng trên mặt bàn, lò xo và quả bóng lăn đưa ra các khái niệm thế năng và động năng.
Giao cho học sinh vận dụng kiến thức nói trên để làm một số bài tập vận dụng.
Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 16: Cơ năng
ướng dẫn chung Trên cơ sở ví dụ về các trường hợp có công cơ học, phân tích để nêu lên khái niệm cơ năng của một vật. Từ các thí nghiệm về quả nặng trên mặt bàn, lò xo và quả bóng lăn đưa ra các khái niệm thế năng và động năng. Giao cho học sinh vận dụng kiến thức nói trên để làm một số bài tập vận dụng. Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà. Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời lượng dự kiến Khởi động Hoạt động 1 Tổ chức tình huống trường hợp vật có cơ năng 5phút Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Tìm hiểu khái niệm cơ năng 5 phút Hoạt động 3 Tìm hiểu khái niệm thế năng 10 phút Hoạt động 4 Tìm hiểu khái niệm động năng 10 phút Luyện tập, vận dụng Hoạt động 5 Hệ thống hóa kiến thức. Giải quyết các bài tập định tính và định lượng. 10 phút Tìm tòi mở rộng Hoạt động 6 Mở rộng Hướng dẫn về nhà. 5phút 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Tổ chức tình huống trường hợp vật có cơ năng Tình huống: Hàng ngày, ta thường nghe nói đến từ “Năng lượng”. Con người muốn hoạt động phải có năng lượng. Vậy hãy đoán xem, một quả bóng rơi từ trên bàn xuống có năng lượng hay không? Dạng năng lượng đó là gì? -HS: Nêu dự đoán B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm cơ năng *Mục tiêu: Hình thành được khái niệm khi nào vật có cơ năng *Cách tiến hành: Cơ năng ? Tìm hiểu nội dung kiến thức phần I, khi nào một vật có cơ năng? Lấy một số ví dụ về trường hợp vật có cơ năng? -HS: trả lời, lấy ví dụ -GV: chuẩn kiến thức, nhận xét ví dụ -GV thông báo: vật có khả năng thực hiện công cơ học càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. Cơ năng có đơn vị là Jun *Sản phẩm: Xác định được trường hợp nào vật có cơ năng. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm thế năng *Mục tiêu: Hình thành được khái niệm thế năng *Cách tiến hành...iếng gỗ. ? Xác định trường hợp này vật có cơ năng hay không? Chuẩn bị thí nghiệm cho các nhóm như H16.2. Quy trình nghiên cứu Mô tả công việc em làm theo các bước Bước 1. Xác định vấn đề Bước 2. Đề xuất giả thuyết Bước 3. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết Bước 4. Thu thập, phân tích kết quả Bước 4. Báo cáo kết quả -GV thông báo: Cơ năng trong trường hợp này được gọi là thế năng. ? Thế năng của lò xo phụ thuộc như thế nào vào độ biến dạng của lò xo? -Vì thế năng trong trường hợp này phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo nên gọi là thế năng đàn hồi. *Sản phẩm: Xác định được trường hợp nào vật có thế năng. Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm động năng *Mục tiêu: Hình thành được khái niệm động năng, và các yếu tố ảnh hưởng đến động năng. *Cách tiến hành: Động năng 1. Khi nào vật có động năng -Thí nghiệm1: Cho quả cầu thép lăn từ vị trí 1 trên máng nghiêng xuống đập vào miếng gỗ B. ? Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? ? Qủa cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công không? Vì sao? Chuẩn bị thí nghiệm cho các nhóm như H16.3. Quy trình nghiên cứu Mô tả công việc em làm theo các bước Bước 1. Xác định vấn đề Bước 2. Đề xuất giả thuyết Bước 3. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết Bước 4. Thu thập, phân tích kết quả Bước 4. Báo cáo kết quả GV: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. 2.Động năng của vật phụ thuộc những yếu tố nào? -Thí nghiệm2: Cho quả cầu thép lăn từ vị trí 2 cao hơn vị trí 1 tới đập vào miếng gỗ B. ? Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi như thế nào so với thí nghiệm 1? So sánh công A thực hiện lúc này với lúc trước. Từ đó suy ra động năng của quả cầu A phụ thuộc thế nào vào vận tốc của nó? Chuẩn bị thí nghiệm cho các nhóm như H16.3. Quy trình nghiên cứu Mô tả công việc em làm theo các bước Bước 1. Xác định vấn đề Bước 2. Đề xuất giả thuyết Bước 3. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết Bước 4. Thu thập, phân tích kết quả...oán đặt ra. *Cách tiến hành: - Làm câu hỏi C9,C10 SGK tr57 C9: VD: Vật có cả động năng và thế năng, vật đang chuyển động trong không trung, con lắc và lò so dao động. C10: a, Thế năng. b, Động năng. c, Thế năng. - Trả lời vấn đề đặt ra phần khởi động. - Kể một vài trường hợp có cơ năng trong thực tế khác trong thực tế. *Sản phẩm: Hiểu bài, nắm được kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn. D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG Hoạt động 6: Mở rộng, hướng dẫn về nhà. - Giới thiệu một số các giá trị của động năng. - Ôn tập bài cũ, chuẩn bị cho tiết bài tập. Ngày. Tháng. năm. Ký duyệt của BGH
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tiet_20_bai_16_co_nang.docx