Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 22, Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết Chương I Cơ học
BÀI 18. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a)Kiến thức
- Ôn tập hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi của phần ôn tập.
b) Kỹ năng
- Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và giải bài tập.
c) Thái độ
- Cẩn thận, kiên trì và yêu thích môn học.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- NL tính toán, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL thuyết trình, tư duy logic.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, máy chiếu, bảng phụ.
2. Học sinh
- Bảng phụ, nội dung kiến thức
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hướng dẫn chung
Từ các kiến thức đã được học trong chương I: Cơ học. Giáo viên yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi lí thuyết và bài tập theo phiếu học tập đã được giao. Sau đó, thành viên của nhóm lên trình bày và tóm gọn các nội dụng chính về kiến thức của phiếu học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 22, Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết Chương I Cơ học
học và dự kiến thời gian như sau: Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời lượng dự kiến Khởi động Hoạt động 1 Phân tên nhóm theo các nội dung kiến thức 5phút Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Các nhóm thực hiện và trình bày sản phầm 15 phút Hoạt động 3 Các nhóm khác nhận xét, cho điểm 10 phút Luyện tập, vận dụng Hoạt động 4 Giao cho các nhóm các bài tập khác nhau, thuộc từng nội dung kiến thức 10 phút Củng cố Hoạt động 5 Hướng dẫn về nhà. 5phút 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Tình huống: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau hệ thống lại tất cả các kiến thức đã học trong chương I. Các nhóm hoàn thành các yêu cầu của phiếu học tập. Sau đó sẽ tiến hành trình bày, các nhóm khác nhận xét và chấm cho điểm. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. 1. Nhóm chuyển động cơ *Mục tiêu: trả lời được các câu hỏi lí thuyết phần chuyển động cơ *Cách tiến hành: Trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập của nhóm mình: Phiếu học tập: Nhóm: Chuyển động cơ Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Cho hai ví dụ ? . Câu 2: Nêu một số VD chứng tỏ một vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật khác. . Câu 3: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động ? Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc? . Câu 4: Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều ? . - Sau khi nhóm hoàn thiện bài, yêu cầu HS lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung, góp ý hoàn thiện. -GV: chuẩn kiến thức trong phiếu học tập * Sản phẩm: Có một hệ thống câu trả lời lí thuyết kiến thức của chuyển động cơ. 2. Nhóm lực *Mục tiêu: trả lời được các câu hỏi lí thuyết phần lực *Cách tiến hành: Trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập của nhóm mình: Phiếu học tập: Nhóm: Lực Câu 5: Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu VD minh họa. . Câu 6: Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ. . Câu 7: Hai lực cân bằng là gì? Một vật chịu tác dụng của hai ... bài, yêu cầu HS lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung, góp ý hoàn thiện. -GV: chuẩn kiến thức trong phiếu học tập * Sản phẩm: Có một hệ thống câu trả lời lí thuyết kiến thức của phần Áp suất. 4. Nhóm cơ năng *Mục tiêu: trả lời được các câu hỏi lí thuyết phần cơ năng *Cách tiến hành: Trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập của nhóm mình: Phiếu học tập: Nhóm: Cơ năng Câu 14: Viết biểu thức tính công cơ học ? Giải thích rõ từng đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? . Câu 15: Phát biểu định luật về công? . Câu 16: Công suất cho ta biết điều gì? - Sau khi nhóm hoàn thiện bài, yêu cầu HS lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung, góp ý hoàn thiện. -GV: chuẩn kiến thức trong phiếu học tập * Sản phẩm: Có một hệ thống câu trả lời lí thuyết kiến thức của phần cơ năng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG *Mục tiêu: Sử dụng các kiến thức làm được các bài tập trắc nghiệm và tự luận. *Cách tiến hành: 4 Nhóm tiếp tục hoạt động theo nhóm, trả lời các phiếu học tập sau: NHÓM 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ Bài tập trắc nghiệm và định tính Bài tập định lượng Bài 1. Một đoàn mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ô tô đỗ bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng: Các mô tô chuyển động đối với nhau Các mô tô đứng yên đối với nhau Các mô tô đứng yên đối với ô tô Các mô tô và ô tô cùng chuyển động đối với mặt đường. Bài 2. Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này? Bài 2. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp được 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đó trên mỗi đoạn được và trên cả quãng đường? Tóm tắt: Giải . . . NHÓM 2: LỰC CƠ Bài tập trắc nghiệm và định tính Bài 1. Hai lực được gọi là cân bằng khí: Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật Cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm t... lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng: Chỉ khi vật đang đi lên Chỉ khi vật đang rơi xuống Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất Cả A và B đều đúng. Bài 2. Tìm một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép? .. .. .. .. Bài 3. Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70 cm trong thời gian 0,3s. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất bằng bao nhiêu? Tóm tắt: Giải . . . D.CỦNG CỐ. - Trả lời lại các câu hỏi trong phần ôn tập . - Xem lại các bài tập đã làm. - Làm các bài tập còn lại trong SBT. - Đọc trước bài: Các chất được cấu tạo như thế nào. Ngày. Tháng. năm. Ký duyệt của BGH
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tiet_22_bai_18_cau_hoi_va_bai_tap_tong.docx