Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 55: Mắt. Tiết 56: Mắt cận và mắt lão - Năm học 2017-2018

Tiết 55: MẮT

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Biết được cấu tạo của mắt, điểm cực cận và cực viễn của mắt.

2. Kĩ năng:

- Xác định điểm cực cận và cực viễn bằng thực tế.

3. Thái độ:

                        - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế

                        - Nghiêm túc trong giờ học.

4. Định hướng hình thành phát triển năng lực.

- Năng lực hợp tác và giao tiếp.

- Năng lực tự học.

- Năng lực quan sát.

II. Thiết bị và tài liệu dạy học.

Giáo viên và cả lớp.

            - Mô hình máy ảnh, thấu kính hội tụ. 

            - Tranh cấu tạo mắt.

            - Bảng thử thị lực

            - Video mô phỏng sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh trong quá trình điều tiết của mắt.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.

A. Hoạt động khởi động. (7’)

                  Nêu cấu tạo của máy ảnh? đặc điểm của ảnh trên phim trong máy ảnh?

                  Nhớ lại kiến thức bộ môn sinh học nêu cấu tạo mắt?

                  Theo em mắt và máy ảnh có những điểm nào giống nhau?

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (20’)

1. Cấu tạo mắt. So sánh mắt với máy ảnh. (10’)

       Quan sát tranh vẽ. Chỉ ra bộ phận chính của mắt xét trên phương diện quang học.

       Nêu điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh? 

       Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Thể thủy tinh đóng vai trò như ..........trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như ..........trong con mắt.

       Tiêu cự của thể thủy tinh của mắt có gì khác so với tiêu cự của vật kính trong máy ảnh?

doc 5 trang Khải Lâm 27/12/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 55: Mắt. Tiết 56: Mắt cận và mắt lão - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 55: Mắt. Tiết 56: Mắt cận và mắt lão - Năm học 2017-2018

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 55: Mắt. Tiết 56: Mắt cận và mắt lão - Năm học 2017-2018
t tranh vẽ. Chỉ ra bộ phận chính của mắt xét trên phương diện quang học.
	Nêu điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh? 
	Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Thể thủy tinh đóng vai trò như ..........trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như ..........trong con mắt.
	Tiêu cự của thể thủy tinh của mắt có gì khác so với tiêu cự của vật kính trong máy ảnh?
* Kết quả mong đợi
	HS quan sát và chỉ ra được 2 bộ phận chính của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. Thể thủy tinh tương tự vật kính, màng lưới tương tự phim trong máy ảnh.
	Điểm khác là tiêu cự của thể thủy tinh có thể thay đổi được còn tiêu cự của vật kính thì cố định.
2. Sự điều tiết của mắt. (10’)
	Khi mắt ta quan sát một vật lâu, mắt có cảm giác mỏi đồng thời ta thấy vật quan sát mờ dần đi, khi đó xảy ra hiện tượng rất tự nhiên mắt sẽ “chớp” sau đó ta thay mắt đỡ mỏi hơn và vật ta đang quan sát rõ trở lại. Quá trình đó gọi là sự điều tiết của mắt.
	Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?
	Quan sát video sau và cho biết tiêu cự của thể thủy tinh thay đổi như thế nào khi mắt nhìn các vật ở xa và khi nhìn các vật ở gần?
	Khi quan sát vật ở xa mắt lâu mỏi vì không phải điều tiết, ngược lại khi quát sát vật ở gần mắt nhanh bị mỏi hơn do phải điều tiết mạnh (mắt “chớp”nhiều hơn).
* Kết quả mong đợi
	HS trả lời được tác dụng của sự điều tiết đó là làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh (nhờ các cơ vòng đỡ thể thủy tinh co giãn), để ảnh hiện rõ trên màng lưới. 
3. Điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
Tìm hiểu thông tin SGK để nắm được:
	- Thế nào là điểm cực cận, điểm cực viễn? Ký hiệu điểm cực cân, điểm cực viễn?
	- Thế nào là khoảng cực cận và khoảng cực viễn?
	- Tìm cách kiểm tra khoảng cực cận của mắt em?
Một vật đặt trước mắt bao xa mắt sẽ nhìn rõ vật?
C. Hoạt động luyện tập (10’)
Câu 1: Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để hình thành câu so sánh 
a) Thấu kính thường làm bằng thủy tinh,
1. còn thể thủy tinh chỉ có tiêu cự vào cỡ 2cm.
b) Mỗi thấu kính có tiê...không?
	Thể thủy tinh của mắt là thấu kính hội tụ và cho ảnh thật ngược chiều với vật nằm trên màng lưới của mắt, tại sao khi quan sát các vật mắt ta lại nhìn thấy các vật vẫn cùng chiều không bị đảo ngược.
Khánh Dương ngày ..tháng.năm 2018
Ngày soạn
Ngày dạy:
Tiết 56: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được các biểu hiện của mắt cận và mắt lão
- Nắm được cách khắc phục mắt cận và mắt lão.
2. Kĩ năng:
	- Vẽ hình giải thích cách khắc mắt cận và mắt lão.
3. Thái độ:
	- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế
	- Nghiêm túc trong giờ học.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực.
	- Năng lực quan sát.
	- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
	- Năng lực tự học và sáng tạo.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học.
1. Giáo viên: 
	- Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ. 
2. Học sinh: 
	- Kính cận, kính lão.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.
A. Hoạt động khởi động. (5’)
	- Thế nào là sự điều tiết của mắt? 
	- Quan sát hình vẽ sau: Giả sử A1B1 và A2B2 là ảnh của vật, điểm M là vị trí của màng lưới.
B2
 B1
Màng lưới
M
A2
A1
Mắt có nhìn thấy rõ vật A1B1 và A2B2 không? Nếu không nhìn rõ phải chăng là do mắt “có vấn đề”? làm thế nào để khắc phục giúp mắt nhìn rõ vật trong trường hợp này?
B. Hoạt động hình thành kiến thức. (25’)
Tìm hiểu về mắt cận và cách khắc phục tật cận thị.
* Hoạt động nhóm và cho biết:
	Trong các biểu hiện sau biểu hiện nào là triệu chứng của tật cận thị
	+ Khi đọc sách, phải đặt gần hơn mắt bình thường.
	+ Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.
	+ Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ. 
	+ Ngồi trong lớp không nhìn rõ các vật ngoài sân trường.
	Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn của mắt cận ở xa hay gần mắt hơn bình thường.
 	Để khắc phục tật cận thị trong thực tế người ta thường dùng cách nào? Hãy tìm cách kiểm tra xem kính cận là một thấu kính hội tụ hay phân kỳ.	
	Bằng cách dựng ảnh của một vật qua kính cận với chú ý là trong t...Cv
	Cả lớp xem clip về tình trạng cận thị trong học đường hiện nay.
Tìm về mắt lão và cách khắc phục tật mắt lão.
* Hoạt động nhóm.
Quan sát hình ảnh sau: GV cho HS quan sát hình ảnh một số người già đọc sách nhưng phải đặt sách xa hơn mắt bình thường.
	+ Người trong tranh đọc sách có gì khác so với bình thường? 
	+ Mắt lão nhìn rõ các vật ở gần hay ở xa mắt? 
	+ Điểm cực cận Cc của mắt lão so với mắt bình thường?
	+ Để đọc sách dễ dàng ông bà em phải làm gì?
	+ Tìm cách kiểm tra xem kính ông bà em đeo (kính lão) là thấu kính hội tụ hay phân kỳ?
Bằng cách dựng ảnh của một vật qua kính lão hãy giải thích tác dụng của kính lão. Từ đó rút ra kết luận về tật mắt lão.
Kết quả mong đợi
	HS quan sát tranh và thấy được người trong tranh đọc sách để sách xa hơn bình thường. Từ đó nhận ra được mắt lão chỉ nhìn rõ các vật ở xa, điểm cực cận của mắt lão ở xa hơn bình thường.
	HS biết được ở nhà ông bà phải đeo kính để đọc sách, cầm kính và kiểm tra để được kính lão là một thấu kính hội tụ bằng một trong các cách:	
	+ Đưa kính lão ra ngoài trời nắng và cho ánh nắng Mặt trời đi qua.
	+ Kiểm tra độ dày phần rìa và phần giữa
	+ Quan sát ảnh của dòng chữ qua kính.
	HS vẽ được hình và dựa vào hình giải thích được tác dụng của kính lão là giúp mắt quan sát các vật ở gần như bình thường.
C. Hoạt động luyện tập (7’)
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Ở những vị trí nào mắt cận không nhìn thấy rõ vật
	A. Ở xa	B. Ở gần
	C. Ở khoảng cách bình thường	D. Ở mọi vị trí.
Câu 2: Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt cận nằm ở vị trí nào?
	A. Tại mạng lưới	B. Sau màng lưới
	C. Trước màng lưới	D. Ở trên thủy tinh thể
Câu 3: Điểm cực viễn của mắt lão:
	A. xa hơn điểm cực viễn của mắt thường	
	B. gần hơn điểm cực viễn của mắt thường
	C. bằng điểm cực viễn của mắt thường
	D. bằng điểm cực viễn của mắt cận.
Câu 4: Một người cận phải đeo kính phân kì có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách mắt xa nhất là bao nhiêu?
	A. 50cm	B.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tiet_55_mat_tiet_56_mat_can_va_mat_lao.doc