Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 62: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Năm học 2017-2018
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Biết được màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu.
b. Kĩ năng:
- Nắm được khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.
c. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế
- Nghiêm túc trong giờ học.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng; tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ thí nghiệm.
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu SGK và vận dụng kiến thức thực tế.
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.
- Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các thông tin trong bảng kết quả.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.
II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên:
- Hộp tán xạ màu, tấm lọc màu
2. Học sinh:
- Giấy trắng, giấy xanh, tấm lọc màu đỏ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 62: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu - Năm học 2017-2018
. - Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm. II. Chuẩn bi: 1. Giáo viên: - Hộp tán xạ màu, tấm lọc màu 2. Học sinh: - Giấy trắng, giấy xanh, tấm lọc màu đỏ. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Tạo ra vấn đề cần giải quyết trong bài học là màu sắc của 1 vật có khác nhau hay không khi chiếu chúng dưới các ánh sáng khác nhau để trả lời câu hỏi đặt ra ở phần mở bài như trong SGK. Trên cơ sở đó phân tích khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. Giao cho học sinh vận dụng kiến thức nói trên để làm một số bài tập về màu sắc ánh sáng. Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà. Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời lượng dự kiến Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống vấn đề về màu sắc của vật dưới sáng trắng. 3 phút Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng 10 phút Hoạt động 3 Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật 15 phút Luyện tập Hoạt động 4 Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. Bài tập về tán xạ ánh sáng, giải thích các hiện tượng trong thực tế. 10 phút Vận dụng Hoạt động 5 Hướng dẫn về nhà. 2 phút Tìm tòi mở rộng 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV:Tại sao có khi ta thấy cùng một bộ quần áo của người trên sân khấu lúc thì có màu này lúc thì có màu khác? HS:Xuất hiện vấn đề cần giải quyết trong bài học? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. I. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng: GV: Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 7 để trả lời C1 HS: suy nghĩ và trả lời C1 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C1 HS: đọc nhận xét trong SGK C1: khi thấy vật màu trắng, đỏ, xanh lục thì có ánh sáng trắng, đỏ, xanh lục truyền từ vật vào mất ... tế. D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG - Tìm hiểu thông tin trên sách, báo, mạng Internet cách tạo ra màu sắc khác nhau ở các vật trong đời sống? - Cách tạo ra màu sắc như ý muốn trong công nghệ dệt, nhuộm Khánh Dương ngày ..tháng.năm 2018
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_62_mau_sac_cac_vat_duoi_anh_sang_t.doc