Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 65: Thực hành Nhận biết ánh sáng trắng và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD - Năm học 2017-2018
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức:
- Trả lời được câu hỏi: Thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng đơn sắc?
- Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.
b) Kỹ năng:
- Biết tiến hành thí nghiệm để phân biệt được ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc
c) Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận, yêu thích môn học.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng (dùng đĩa CD để phân tích ánh sáng màu do những nguồn sáng khác nhau phát ra); tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ thí nghiệm.
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu SGK và vận dụng kiến thức từ các hiện tượng thực tế trả lời được câu hỏi: Thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc?
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.
- Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các thông tin trong bảng kết quả.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 65: Thực hành Nhận biết ánh sáng trắng và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD - Năm học 2017-2018
hiện tượng thực tế trả lời được câu hỏi: Thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc? - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. - Năng lực quan sát, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các thông tin trong bảng kết quả. - Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS *Mỗi nhóm HS: 1 đèn phát ánh sáng trắng Các tấm lọc màu : đỏ, vàng, lục, lam. 1 đĩa CD. Một số nguồn sáng đơn sắc như các đèn LED đỏ, lục, vàng, bút laze. Nguồn điện 3V để thắp sáng các đèn LED. *Đối với cả lớp: Dụng cụ dùng để che tối như thùng cac tông nhỏ. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung Từ các kiến thức đã học và lĩnh hội các khái niệm mới yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm để mô tả lại hoặc thực hiện một thí nghiệm về cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc tạo được vấn đề cần giải quyết trong bài học. Mỗi nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức- Luyện tập. Phần Vận dụng và Tìm tòi mở rộng được GV giao cho học sinh tự tìm hiểu ở nhà. Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau: Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời lượng dự kiến Khởi động Hoạt động 1 Tạo tình huống vấn đề về ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc. 5 phút Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Tìm hiểu dụng cụ, lắp ráp và tiến hành thí nghiệm 30 phút Hoạt động 3 Phân tích ánh sáng màu do một số nguồn sáng màu phát ra 35 phút Luyện tập Hoạt động 5 Báo cáo thực hành 15 phút Vận dụng Hoạt động 6 Thu báo cáo và nhận xét. 5 phút Tìm tòi mở rộng 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Tình huống: HS 1: Ánh sáng đơn sắc là gì? Ánh sáng đó có phân tích được không? HS 2. Ánh sáng không đơn sắc có màu không? Ánh sáng không đơn sắc có phân tích dược không? Có những cách nào phân tích được ánh sáng trắng? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. I. Tìm hiểu các khái...ết quả TN. a). HS ghi các câu trả lời vào báo cáo . Ghi các kết quả quan sát được vào bảng 1 SGK. c). HS ghi kết luận chung về kết quả thí nghiệm. Chẳng hạn: Ánh sáng màu cho bởi các tấm lọc màu có phải là ánh sáng đơn sắc hay không? - Ánh sáng của đèn LED có là ánh sáng đơn sắc hay không? GV: thu báo cáo thí nghiệm của các nhóm rồi nhận xét về kỷ luật , và khả năng thực hành của HS D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG - Làm bài tập 58SGK-T151 chuẩn bị cho ôn tập chương Khánh Dương ngày ..tháng.năm 2018
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_65_thuc_hanh_nhan_biet_anh_sang_tr.doc