Giáo trình - Tiết 1: Đại cương về dòng văn học dân gian - Trần Huy Bích

I. TẦM QUAN-TRỌNG CỦA D

Người là sinh vật biết nhận thức, có ý nghĩ, tình cảm, và khả năng diễn đạt những ý
Trong lịch sử văn học của các dân tộc, trước khi tiến tới giai đoạn có chữ viết với những sáng
thành văn, trong dân gian đã có: 
? những câu nói ngắn, gọn có ý nghĩa; 
? những câu hát theo giọng điệu tự nhiên để biểu lộ, gửi gấm tình cảm; 
? những mẩu chuyện để cắt nghĩa các hiện tượng thiên nhiên hay các tập tục, tín ngưỡng

Văn học dân gian truyền khẩu (với những tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích... ) xuất hiện
hội trước khi con người tìm ra chữ viết. Trong văn học sử Trung hoa, khởi đầu cho thơ ca chính
dân gian mà về sau Khổng tử đã sưu tập lại trong Kinh Thi. Tục ngữ, ca dao và truyện cổ tích
songs, folk poetry, folk tales, hay nói chung, folk literature) là tài liệu văn học quan trọng của
thế giới, không riêng gì dân tộc Việt Nam.

 

Đối với dân tộc ta, dòng văn học dân gian có một địa vị đáng kể hơn thế nữa. Suốt trên
thuộc, văn tự chính thức được công nhận là chữ Hán, thứ chữ không diễn đạt được tiếng nói của
lấy lại được chủ quyền, tuy tiền nhân ta có thêm chữ nôm, nhưng chữ này khó học, khó nhớ
ghép thành (muốn biết chữ nôm phải thông thạo chữ Hán trước). Vì thế trong xã hội ta xưa,
biết viết để có thể diễn đạt ý tưởng, tình cảm bằng chữ (bất kể chữ nôm hay chữ Hán) rất ít. Đại
đã sáng tác và lưu giữ các tác phẩm dưới dạng truyền khẩu. Chính vì thế, dòng văn học dân gian
phong phú và quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam.

 

Văn học truyền khẩu không hoàn toàn là sáng tác của người bình dân ít học. Trước khi
nho sĩ sinh sống, học hành ở thôn quê. Nhiều ẩn sĩ, hàn nho ở với nông thôn suốt đời. Trong
trong các cuộc gặp gỡ, hát xướng, nhiều câu nói, câu hát của các vị đã được người bình dân ít
đó, gia nhập dòng văn học dân gian. Theo nhiều tài liệu, Trạng nguyên Lương Thế Vinh (ông
hào Nguyễn Du (cậu Chiêu Bảy), nhà cách mạng Phan Bội Châu (ông Giải San), nhà thơ Nguyễn
từng tham dự các sinh hoạt ca hát ở thôn quê và có tác phẩm để lại, làm giàu thêm cho kho
gian. Ta có thể tin nhiều nho sĩ, trí thức khác cũng đã có những hành động tương tự. 

pdf 26 trang Khải Lâm 26/12/2023 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình - Tiết 1: Đại cương về dòng văn học dân gian - Trần Huy Bích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình - Tiết 1: Đại cương về dòng văn học dân gian - Trần Huy Bích

Giáo trình - Tiết 1: Đại cương về dòng văn học dân gian - Trần Huy Bích
rất nhiều xã 
hội trước khi con người tìm ra chữ viết. Trong văn học sử Trung hoa, khởi đầu cho thơ ca chính là những câu hát 
dân gian mà về sau Khổng tử đã sưu tập lại trong Kinh Thi. Tục ngữ, ca dao và truyện cổ tích (proverbs, folk 
songs, folk poetry, folk tales, hay nói chung, folk literature) là tài liệu văn học quan trọng của nhiều dân tộc trên 
thế giới, không riêng gì dân tộc Việt Nam. 
 Đối với dân tộc ta, dòng văn học dân gian có một địa vị đáng kể hơn thế nữa. Suốt trên 1000 năm Bắc 
thuộc, văn tự chính thức được công nhận là chữ Hán, thứ chữ không diễn đạt được tiếng nói của dân Việt. Sau khi 
lấy lại được chủ quyền, tuy tiền nhân ta có thêm chữ nôm, nhưng chữ này khó học, khó nhớ vì lại do chữ Hán 
ghép thành (muốn biết chữ nôm phải thông thạo chữ Hán trước). Vì thế trong xã hội ta xưa, số người biết đọc, 
biết viết để có thể diễn đạt ý tưởng, tình cảm bằng chữ (bất kể chữ nôm hay chữ Hán) rất ít. Đại đa số dân chúng 
đã sáng tác và lưu giữ các tác phẩm dưới dạng truyền khẩu. Chính vì thế, dòng văn học dân gian truyền khẩu rất 
phong phú và quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam. 
 Văn học truyền khẩu không hoàn toàn là sáng tác của người bình dân ít học. Trước khi thành đạt, đa số 
nho sĩ sinh sống, học hành ở thôn quê. Nhiều ẩn sĩ, hàn nho ở với nông thôn suốt đời. Trong những dịp hội hè, 
trong các cuộc gặp gỡ, hát xướng, nhiều câu nói, câu hát của các vị đã được người bình dân ít học ghi nhớ rồi từ 
đó, gia nhập dòng văn học dân gian. Theo nhiều tài liệu, Trạng nguyên Lương Thế Vinh (ông Trạng Lường), thi 
hào Nguyễn Du (cậu Chiêu Bảy), nhà cách mạng Phan Bội Châu (ông Giải San), nhà thơ Nguyễn Bính... đều đã 
từng tham dự các sinh hoạt ca hát ở thôn quê và ...ên răn nào. Chẳng hạn: 
Đàn gảy tai trâu, Đáy bể mò kim, Nói hươu nói vượn, Gần đất xa trời, Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, Ngậm bồ hòn 
làm ngọt, Cảnh trứng chọi với đá, Chốn miệng hùm nọc rắn, Xứ tiền rừng bạc biển... 
 Trong các thành ngữ, có những câu diễn ý so sánh hai sự vật để làm nổi bật việc mô tả, được gọi là những 
Câu ví. Chẳng hạn: Lạnh như tiền, Thẳng như ruột ngựa, Chắc như đinh đóng cột, Dốt đặc cán mai, Lúng túng như 
thợ vụng mất kim... 
B. Nguồn gốc của tục ngữ: 
1. Phần lớn các tục ngữ nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Ban đầu, có khi chỉ là một câu nói thường 
nhưng nhờ có ý nghĩa xác đáng, lời lẽ cô đọng, dễ nhớ, được người khác thích thú, nhắc đi nhắc lại. 
Dần dần, câu nói được trau chuốt và phổ biến rộng hơn. 
2. Có những câu vốn là thơ ca có tác giả nhưng nhờ ý đúng, lời hay, được nhiều người lưu tâm một cách 
đặc biệt rồi tách riêng để truyền tụng. Những câu như Thương người như thể thương thân trong Gia 
huấn ca (tương truyền của Nguyễn Trãi), Khi nên trời cũng chiều người hay Chữ “tài” liền với chữ 
“tai” một vần trong Truyện Kiều của Nguyễn Du... có thể xếp vào loại này. 
3. Có những câu tục ngữ được dịch từ ngạn ngữ nước ngoài như: 
Ở hiền gặp lành (Tích thiện phùng thiện — Trung hoa) 
Có công mài sắt, có ngày nên kim (Ma chử thành châm — Trung hoa) 
Lửa cháy đổ dầu thêm (Hỏa thượng thiêm du — Trung hoa) 
Thời giờ là tiền bạc (Time is money — Anh) 
Muốn là được (Vouloir, c’est pouvoir — Pháp) 
C. Hình thức của tục ngữ: 
Trong tục ngữ có những câu: 
1. Không vần, chỉ có ý đối: 
Giơ cao, đánh sẽ 
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài 
No nên bụt, đói ra ma 
2. Không vần, không đối, chỉ cốt ý đúng, lời gọn: 
Mật ngọt chết ruồi 
Ăn quả nhớ kẻ trồng ca... là những bài hát dành 
cho trẻ con, toàn bài nhiều khi chỉ là một số câu có vần ghép lại với nhau, không có ý nghĩa rõ rệt. Tuy nhiên, 
đồng dao có thể giúp trẻ học một số danh từ về các vật thường gặp. Chẳng hạn: 
 Dung dăng dung dẻ 
 Dắt trẻ đi chơi 
 Đến cửa nhà trời 
 Lạy cậu lạy mợ 
 Cho cháu về quê 
 Cho dê đi học 
 Cho cóc ở nhà 
 Cho gà bới bếp... 
hay: 
 Cái bống đi chợ cầu Canh 
 Cái tôm đi trước, củ hành đi sau 
 Con cua lật đật theo hầu 
 Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua. 
 Một số biệt loại nữa của ca dao là các bài hát ru em, các bài vè, và các câu đố. 
 Vè là một loại ca dao có tính cách thời sự và địa phương, làm ra nhân một việc xảy ra tại địa phương 
khiến dư luận xôn xao. Vè thường nhằm mục đích chỉ trích, chế giễu. 
 Không có ranh giới rõ rệt giữa ca dao và dân ca. Có thể coi ca dao là phần lời thơ của các bài dân ca. 
 Ca dao khác tục ngữ ở chỗ — theo định nghĩa — ca dao có thể hát lên được (tục ngữ: câu nói; ca dao: 
câu hát). Trong ca dao, vần điệu rõ rệt và âm hưởng êm ái hơn. Nói chung, câu ca dao dài hơn câu tục ngữ, và 
thường có nhiều câu hợp lại thành bài. 
 Xét theo nội dung, tục ngữ thường là những nhận xét thuộc phạm vi lý trí trong khi ca dao là tiếng nói 
của tình cảm. Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng không được chặt chẽ cho lắm: nhiều câu ca dao cũng thuộc phạm 
vi lý trí. 
B. Cách kết cấu của ca dao: 
Các học giả lớp trước thường theo Kinh Thi của Trung hoa mà phân biệt ba lối kết cấu (lập ý, dàn ý) của 
ca dao là: phú, tỉ, và hứng. 
. 
4 
1. Phú: là phô bày, mô tả, nói thẳng vào sự việc. Chẳng hạn: 
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ 
Ai vô xứ Nghệ thì vô! 
hay: 
 Ngang lưng thì thắt bao vàng 
 Đầu đo

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tiet_1_dai_cuong_ve_dong_van_hoc_dan_gian_tran_hu.pdf