Kỹ năng giải bài tập điện Vật lí 9 ở Trung học cơ sở

Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới bùng nổ về thông tin khoa học đòi hỏi cần phải có những con người năng động tự chủ, sáng tạo, nắm bắt và sử dụng thành thạo những công nghệ hiện đại của khoa học kỹ thuật để có thể làm chủ được công nghệ, làm chủ được khoa học. Đứng trước yêu cầu của thực tiễn đó đòi hỏi giáo dục nước ta cần phải có những bước đổi mới, nhanh chóng tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới vì vậy có thể coi việc đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu  khách quan đối với giáo dục và đào tạo.

          Nghị quyết trung ương đã chỉ rõ "Giáo dục là quốc sách hàng đầu phát triển  giáo dục và đào tạo  là một động lực quan trọng thúc đảy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước làđiều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Hiện nay trình độ khoa học công nghệ của các nước trên thế giới phát triển như vũ bão, nhu cầu của con người ngày các đòi hỏi các ngành khoa học phải phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa . Do đó việc nâng cao chất lượng dạy học là vô cùng quan trọng không thể thiếu trong các nhà trường phổ thông .

Môn vật lí là một trong những môn học khá quan trọng trong nhà trường  phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của mỗi con người chúng ta. Đội ngũ HS là một lực lượng dự bị nòng cốt và thật hùng hậu về khoa học kỹ thuật, trong đó kiến thức, kỹ năng vật lí đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực này. Kiến thức, kỹ năng vật lí cũng được vận dụng vào cuộc sống thực tiễn của đời sống con người. 

Chương trình Vật lí THCS là chương trình đồng tâm, được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1: Lớp 6 và lớp 7 – Học sinh chủ yếu nghiên cứu các hiện tượng vật lí định tính, như giải thích các hiện tượng vật lí. Nhưng ở giai đoạn 2: Lớp 8 và lớp 9 – Học sinh không chỉ nghiên cứu định tính các hiện tượng vật lí đơn giản trong đời sống hàng ngày mà học sinh bắt đầu nghiên cứu cả các bài tập định lượng phức tạp đòi  hỏi các em phải có tư duy logic, kỹ năng phân tích, kỹ năng nhận xét, so sánh và khả năng tính toán….

Qua thời gian giảng dạy Vật lí 9 ở trường THCS Phượng Mao bản thân tôi nhận thấy: Các bài tập điện lớp 9 chiếm phần lớn trong chương trình Vật lí 9, và đây là loại tập các em cho là khó và rất lúng túng khi giải loại tập này. Với các kỹ năng dạy học trước kia HS tiếp cận bài tập điện theo hướng thụ động và không nắm chắc được các quy trình về việc giải một dạng bài tập dẫn đến rất lúng túng và thường ngại làm bài tập và kết quả học tập trong nội dung Điện học chưa cao.

Vì vậy tôi thấy đổi mới kỹ năng giải bài tập điện trong môn vật lí 9 là một việc làm mang tính cần thiết và cấp bách. Góp phần  tạo cho HS có định hướng về kỹ năng giải bài tập điện một cách cơ bản, giúp HS chủ động trong việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết một bài tập, một vấn đề cụ thể. Từ những lí do trên tôi mạnh dạn áp dụng thí điểm “ Kỹ năng giải bài tập điện ở trung học cơ sở ” và viết sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề mày.

doc 20 trang Khải Lâm 28/12/2023 2220
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ năng giải bài tập điện Vật lí 9 ở Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng giải bài tập điện Vật lí 9 ở Trung học cơ sở

Kỹ năng giải bài tập điện Vật lí 9 ở Trung học cơ sở
hanh và mạnh mẽ hơn nữa . Do đó việc nâng cao chất lượng dạy học là vô cùng quan trọng không thể thiếu trong các nhà trường phổ thông .
Môn vật lí là một trong những môn học khá quan trọng trong nhà trường phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của mỗi con người chúng ta. Đội ngũ HS là một lực lượng dự bị nòng cốt và thật hùng hậu về khoa học kỹ thuật, trong đó kiến thức, kỹ năng vật lí đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực này. Kiến thức, kỹ năng vật lí cũng được vận dụng vào cuộc sống thực tiễn của đời sống con người. 
Chương trình Vật lí THCS là chương trình đồng tâm, được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1: Lớp 6 và lớp 7 – Học sinh chủ yếu nghiên cứu các hiện tượng vật lí định tính, như giải thích các hiện tượng vật lí. Nhưng ở giai đoạn 2: Lớp 8 và lớp 9 – Học sinh không chỉ nghiên cứu định tính các hiện tượng vật lí đơn giản trong đời sống hàng ngày mà học sinh bắt đầu nghiên cứu cả các bài tập định lượng phức tạp đòi hỏi các em phải có tư duy logic, kỹ năng phân tích, kỹ năng nhận xét, so sánh và khả năng tính toán.
Qua thời gian giảng dạy Vật lí 9 ở trường THCS Phượng Mao bản thân tôi nhận thấy: Các bài tập điện lớp 9 chiếm phần lớn trong chương trình Vật lí 9, và đây là loại tập các em cho là khó và rất lúng túng khi giải loại tập này. Với các kỹ năng dạy học trước kia HS tiếp cận bài tập điện theo hướng thụ động và không nắm chắc được các quy trình về việc giải một dạng bài tập dẫn đến rất lúng túng và thường ngại làm bài tập và kết quả học tập trong nội dung Điện học chưa cao.
Vì vậy tôi thấy đổi mới kỹ năng giải bài tập điện trong môn vật lí 9 là một việc làm mang tính cần thiết và cấp bách. Góp phần tạo cho HS có định hướng về kỹ năng giải bài tập điện một cách cơ bản, giúp HS chủ động trong việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết một bài tập, một vấn đề cụ thể. Từ những lí do trên tôi mạnh dạn áp dụng thí điểm “ Kỹ năng giải bài tập điện ở trung học cơ sở ” và viết sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề mày.
... sử dụng phương pháp chia nhóm để HS thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và GV thường kết luận đúng, sai và không hướng dẫn gì thêm, việc giảng dạy vật lí nhất là bài tập vật lí như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các em rất khác nhau, đối với HS yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp và nhanh như HS khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, GV lại hạn chế thời gian hoặc thi xem nhóm nào đưa ra kết quả nhanh nhất thì thường các kết quả này thường là của các HS khá, giỏi trong nhóm. Vì thế nếu GV không chú trọng đến việc hướng dẫn HS phương pháp giải bài tập vật lí thì HS sẽ đoán mò không nắm vững được kiến thức.
Kết quả khảo sát chất lượng vật lí vào đầu tháng 9
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
9A
3
11,1%
9
33,3%
11
40,7%
4
14,8%
0
0
9B
3
12,0%
7
28,0%
12
48,0%
3
12,0%
0
0
Qua kết quả khảo sát tôi thấy kết quả học tập phần điện trong thời gian trước của các em còn thấp, rấp cần có sự đổi mới để giúp các em có một định hướng học tập, có một phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề tốt hơn.
	Theo tôi với kết quả thấp của HS qua việc khảo sát trên là do một số nguyên nhân sau:
	- Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, biến đổi công thức, hay phương pháp giải một bài tập vật lí.
- Hiểu biết về điện của HS còn hạn chế nên tiếp thu bài chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, công thức cho nên khó khăn trong quá trình giải bài tập điện một chiều lớp 9.
	- Thuộc các công thức nhưng kiến thức toán còn hạn chế nên tính toán còn nhầm lẫn, sai.
	- Ý thức học tập của HS chưa cao, việc học ở nhà còn thiếu sự kèm cặp của phụ huynh do đó việc làm bài tập ở nhà còn hạn chế, nhiều khi chỉ là để chống đối.
Ngoài ra trong quá trình dạy học tôi còn thấy ở HS một số nhược điểm trong quá trìn...S nắm bắt được một cách có hệ thống các dạng bài tập thì điều tất yếu cần có kỹ năng giải theo hướng tích cực, giúp các em tham gia một cách chủ động từ đó các em có thể tự rút ra cho mình kỹ năng giải bài tập điện một cách phù hợp đối với từng dạng bài.
2.1 Dạng bài tập định tính hay bài tập câu hỏi:
 	Đó là những bài tập vật lí mà khi giải HS không cần tính toán hay chỉ làm những phép toán đơn giản có thể nhẩm được.
 Bài tập định tính có tầm quan trọng đặc biệt vì nhiều bài tập tính toán có thể giải được phải thông qua những bài tập định tính....Vì vậy việc luyện tập, đào sâu kiến thức và mở rộng kiến thức của HS về một vấn đề nào đó cần được bắt đầu từ bài tập định tính. Đây là loại bài tập có khả năng trau dồi kiến thức và tạo hứng thú học tập của HS.
 	Để giải quyết được bài tập định tính đòi hỏi HS phải phân tích được bản chất của các hiện tượng vật lí. Với các bài tập định tính ta có thể chia ra là hai loại: Loại bài tập định tính đơn giản và loại bài tập định tính phức tạp.
2.1.1 Loại bài tập định tính đơn giản: 
 Giải bài tập định tính đơn giản HS chỉ cần vận dụng một hai khái niệm
hay định luật đã học là có thể giải quyết được dạng bài tập này nên dùng để củng cố, khắc sâu khái niện hay định luật như các ví dụ sau :
Ví dụ 1: Chọn đáp án đúng:
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và điện trở của dây.
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ thuận với điện trở.
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai dầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở.
D. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai dầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở.
Với bài tập này GV nên đưa vào ngay sau bài Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm để củng cố kiến thức cho các em. Trước khi yêu cầu HS đưa ra câu trả lời yêu cầu HS nêu lại nội dung định luật Ôm từ đó để tự các em lựa chọn câu trả lời đúng.
+ (Đáp án C là đúng )
Ví dụ 2: Có ba dây dẫn có chiều dài và tiết diện như nhau, ở cùng điều kiện. Dây thứ 

File đính kèm:

  • docky_nang_giai_bai_tap_dien_vat_li_9_o_trung_hoc_co_so.doc