Một số điểm lưu ý, giúp giáo viên tổ chức dạy học theo nhóm mô hình trường học mới VNEN có hiệu quả tại trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những nghiên cứu đổi mới về giáo dục-đào tạo, đặc biệt là đổi mới về phương pháp giáo dục “Lấy học sinh làm trung tâm”, dạy học theo hướng tích cực và tích hợp. Đứng trước sự đổi mới đó, công việc của người giáo viên không chỉ linh động, sáng tạo, tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thực hiện được hoạt động trên lớp để tìm hiểu khám phá nội dung của bài học, hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc trưng bộ môn “gõ vào trí thông minh của học sinh”  để tạo được những con người cá nhân năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội để đưa đất nước “Bước lên đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu” như điều mong ước của vị Cha già dân tộc Hồ Chí Minh.

            Riêng cá nhân tôi, tôi thấy để một giờ học được thành công, ngoài việc đầu tư thời gian xem bài, làm phiếu bài tập, giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh chủ động tích cực độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập. Để làm được điều này, giáo viên phải biết tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong một tiết. Bởi chính hoạt động học tập theo nhóm đã khơi dậy và phát huy năng lực tìm tòi độc lập, sáng tạo của học sinh qua việc tạo điều kiện cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội dung bài học. Hơn nữa, hoạt động học tập theo nhóm là hoạt động tích cực phù hợp với xu hướng dạy học theo sự đổi mới. Những vấn đề về tổ chức học sinh học tập theo nhóm đạt hiệu quả cao giáo viên chúng ta cần nắm được những yếu tố cơ bản nào? Cách thức tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm ra sao? Bài viết “Một số điểm lưu ý, giúp giáo viên tổ chức dạy học theo nhóm mô hình trường học mới VNEN có hiệu quả tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu” của tôi sẽ làm rõ điều đó. 

doc 14 trang letan 13/04/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Một số điểm lưu ý, giúp giáo viên tổ chức dạy học theo nhóm mô hình trường học mới VNEN có hiệu quả tại trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số điểm lưu ý, giúp giáo viên tổ chức dạy học theo nhóm mô hình trường học mới VNEN có hiệu quả tại trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu

Một số điểm lưu ý, giúp giáo viên tổ chức dạy học theo nhóm mô hình trường học mới VNEN có hiệu quả tại trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu
Riêng cá nhân tôi, tôi thấy để một giờ học được thành công, ngoài việc đầu tư thời gian xem bài, làm phiếu bài tập, giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh chủ động tích cực độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập. Để làm được điều này, giáo viên phải biết tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong một tiết. Bởi chính hoạt động học tập theo nhóm đã khơi dậy và phát huy năng lực tìm tòi độc lập, sáng tạo của học sinh qua việc tạo điều kiện cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội dung bài học. Hơn nữa, hoạt động học tập theo nhóm là hoạt động tích cực phù hợp với xu hướng dạy học theo sự đổi mới. Những vấn đề về tổ chức học sinh học tập theo nhóm đạt hiệu quả cao giáo viên chúng ta cần nắm được những yếu tố cơ bản nào? Cách thức tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm ra sao? Bài viết “Một số điểm lưu ý, giúp giáo viên tổ chức dạy học theo nhóm mô hình trường học mới VNEN có hiệu quả tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu” của tôi sẽ làm rõ điều đó. 
1. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
	 	a. Mục tiêu:
 Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong học sinh ở trường tiểu học. Qua đó phát triển dạy học theo nhóm và nhân rộng ở các lớp. Dạy học theo nhóm giúp chia sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. 	 Bản thân tôi cũng là một trong số nhiều giáo viên đang tham gia giảng dạy thí điểm mô hình trường học mới VNEN, với mô hình này việc dạy học theo nhóm rất thường xuyên được thao tác như một chìa khóa để đi đến thành công trong quá trình dạy học.
	b. Nhiệm vụ:
 	 Để đáp ứng yêu cầu về đổi mới PPDH, thực hiện tốt phương pháp dạy học theo nhóm cũng như vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Giáo viên cần phải có các cách tổ chức sau:
 	Chia nhóm.
 	Giao nhiệm vụ.
 	Tổ chức cho học sinh làm việc trong nhóm.
 	Quan sát.
 	Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập.
 	Đánh giá kết quả học tập.
 	Phản hồi.
 	2. Đối tượng nghiên cứu 
 	 Học ...ẩm
 	Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học. 
	4.4. Phương pháp thống kê toán học 
 	Phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
	4.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn
 	Giáo viên tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho 1 số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
 4.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
 	Qua các hoạt động, giáo viên ghi chép, đúc rút kinh nghiệm. 	
B. PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
	I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA HÌNH THỨC HỌC TẬP THEO NHÓM:
	1. Nguồn gốc
	1.1. Ở thế giới
	Hình thức học tập theo nhóm được sử dụng dưới hình thức dạy học hướng dẫn, dạy học tương trợ. Đến đầu thế kỷ XX, việc học tập theo nhóm đã được nhiều nhà giáo dục phương Tây chú ý nghiên cứu theo ông Jdewey cho rằng : “Môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ, do đó càng tạo cho trẻ một môi trường càng gần với đời sống càng tốt. Một trong số môi trường đó là môi trường làm việc chung sẽ tạo cho trẻ có thời gian trao đổi kinh nghiệm, cơ hội phát triển lý luận”.
	Hình thức học tập theo nhóm sau này đã được Peter Peterson, Dotttreu (Thụy sĩ) và những nhà giáo dục khác đã nghiên cứu vận dụng và phát triển. Hình thức dạy học này được sử dụng rất phổ biến ở các nước phương Tây.
	1.2. Ở Việt Nam
	Ở Việt Nam, hình thức học tập theo nhóm đã có từ lâu. Ông cha ta đã có câu “Học thầy không tày học bạn” để đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập, rèn luyện. Đặc biệt sau cách mạng Tháng Tám – 1945 trong nhà trường chúng ta có phong trào học tập dân chủ, học tập nhóm. Phong trào đó tồn tại và phát triển trong suốt những thập kỷ vừa qua dưới những hình thức khác nhau.
	Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới về nội dung và phư...N NHÂN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HÌNH THỨC HỌC TẬP THEO NHÓM KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ
	1. Về phía giáo viên
	Mặc dù ưu điểm của việc tổ chức học tập theo nhóm rất nhiều, nhưng đứng trước sự đổi mới về phương pháp, giáo viên cho rằng hình thức tổ chức này không áp dụng được đối với đối tượng học sinh của mình, đặc biệt là học sinh các xã vùng sâu, vùng xa và học sinh đồng bào dân tộc ít người. Vì thế, họ vẫn không những không áp dụng mà còn dạy học theo kinh nghiệm cá nhân của mình. Với cách dạy ấy học sinh không trở thành trung tâm của việc học mà trở thành đối tượng thụ động tiếp thu kiến thức, học sinh chỉ có việc ghi và tái hiện lại các kiến thức thầy truyền thụ.
	Một số giáo viên đôi lúc có vận dụng hình thức tổ chức học nhóm nhưng chỉ là tổ chức chiếu lệ.
	Đôi khi trong giờ học hoạt động nhóm nhưng giáo viên không quan tâm, hướng dẫn các em đến câu trả lời đúng, có hiệu quả. Điều này làm cho các em cảm thấy mệt mỏi vì có thảo luận chung nhưng không đưa ra được đáp án đúng.
	Cũng có lúc trong bài giảng, một số giáo viên không xác định được nội dung trọng tâm của bài dạy.
	Nhiều giáo viên cho rằng : Nếu tổ chức cho học sinh theo nhóm thì vai trò giáo viên bị hạ thấp và đôi khi dẫn tới “Tính ích kỷ cộng đồng” của nhóm học sinh. Vì sau một thời gian làm việc chung nhóm trở thành một cá thể vì quyền lợi của nhóm mình, vì ganh đua cá thể đó mà trở nên ích kỷ. Điều này có nghĩa là nghệ thuật điều khiển, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm của giáo viên chúng ta chưa cao, chưa phân tích cho các em thấy được ý nghĩa của việc học nhóm và đặc biệt là chưa hướng dẫn chu đáo trong việc học và chuẩn bị bài mới cho học sinh.
	Việc phân nhóm của giáo viên còn mang tính bất biến. Học sinh được chia nhóm từ đầu năm học và được giữ nguyên đến cuối năm cho tất cả các môn, các bài học. Điều này không phù hợp, đòi hỏi giáo viên phải phân nhóm một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu.
	Đôi khi hoạt động nhóm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cháy” giáo án. Vì ở trong một tiết dạy với nhiều đơn

File đính kèm:

  • docmot_so_diem_luu_y_giup_giao_vien_to_chuc_day_hoc_theo_nhom_m.doc