Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần đọc hiểu (Vận dụng cao) - Năm học 2019-2020

Câu 1. 

Đề bài: Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của câu tục ngữ sau, qua đó em rút ra bài học gi? 

“ Một cây làm chẳng nên non

 ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Đáp án: 

 - Giải thích câu tục ngữ: Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh hoán dụ: một cây, ba cây để chỉ số ít và số nhiều, sự đơn lẻ và sự đoàn kết hợp lực. Ẩn dụ nên non và nên hòn núi cao để nói đến sự thành công

- Bài học: Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta phải biết đoàn kết, đoàn kết sẽ làm nên việc lớn, ngược lại chia rẽ, đơn độc khó mà làm được việc lớn.

 Dẫn chứng: Trong chiến đấu chống ngoại xâm, trong lao động (đắp đê phòng lũ lụt...)

 - Trong cuộc sống ta phải đoàn kết với người thân , bạn bè, và cộng đồng đề cùng tồn tại, phát triển.

Câu 2. 

Đề bài: Viết bài văn nêu Suy nghĩ của em về ý nghĩa của hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và Học thầy không tày học bạn. Từ đó em rút ra bài học kinh nghiệm gì cho bản thân trong việc học tập?

 Đáp án:

- Hs viết đoạn văn có bố cục mạch lạc diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

- Giới thiệu và khẳng định ý nghĩa của hai câu tục ngữ là lời khuyên bổ ích trong việc học tập.

- Câu thứ nhất: Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. 

- Câu thứ hai: Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: Bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. 

- Bài học:  Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học cả ở thầy và ở bạn. Bản thân em sẽ tích cực học tập, học ở thầy, học ở bạn, học ở những người xung quanh đề nâng cao và mở rộng vốn kiến thức, vốn sống cho mình. 

doc 3 trang Khải Lâm 29/12/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần đọc hiểu (Vận dụng cao) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần đọc hiểu (Vận dụng cao) - Năm học 2019-2020

Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần đọc hiểu (Vận dụng cao) - Năm học 2019-2020
 có bố cục mạch lạc diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Giới thiệu và khẳng định ý nghĩa của hai câu tục ngữ là lời khuyên bổ ích trong việc học tập.
- Câu thứ nhất: Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. 
- Câu thứ hai: Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: Bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. 
- Bài học: Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học cả ở thầy và ở bạn. Bản thân em sẽ tích cực học tập, học ở thầy, học ở bạn, học ở những người xung quanh đề nâng cao và mở rộng vốn kiến thức, vốn sống cho mình. 
Câu 3.
Đề bài: Mượn câu  tục ngữ “Thương người như thể thương thân”,  người xưa muốn  khuyên bảo chúng ta điều gì ? Hãy nêu những biểu hiện (hành động) của mọi người và học sinh  trong việc thực hiện ý nghĩa câu tục ngữ trên bằng một đoạn văn.
Đáp án: 
- Hs viết đoạn văn có bố cục mạch lạc diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng chữ viết rõ ràng.
Nội dung: Câu tục ngữ sử dụng phép so sánh nhấn mạnh lời khuyên: phải biết thương yêu người khác như thương chính bản thân mình đó là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nếu mọi người đều sống yêu thương đoàn kết thì cuộc sống của chúng ta sẽ thật tốt đẹp.
– Trong thực tế đã có nhiều tấm gương về lòng thương người.
+ Giúp đỡ những bạn khó khăn, những người cơ nhỡ, nhặt được của rơi trả người đánh mất (Dẫn chứng) 
Học sinh: Tham gia các phong trào giúp bạn vượt khó, giúp bạn vùng sâu vùng xa, nuôi lợn đất gủi yêu thương 
- Tất cả nhũng hành động việc làm trên chính là biểu hiện của tấm lòng nhân hậu “thương người như thể thương thân” . Việc làm đó sẽ giúp cho xã hội thêm tươi đẹp, mọi người thêm tin yêu vào cuộc sống.
Câu 4. 
Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Tinh thần yêu nước cũng như các ... bài: Viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu, trình bày những hiểu biết của em về sự giản dị của Bác Hồ qua bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng qua đó em học tập được điều gì ở Bác?
Đáp án:
 Hình thức: Học sinh viết dược đoạn văn từ 6 đến 8 câu, có sự liên kết chặt chẽ. lời văn trong sáng, chữ viết rõ ràng đúng chính tả.
– Nội dung: Giới thiệu tên văn bản, tên tác giả, nhân vật cần cảm nhận và vấn đề cảm nhận (theo yêu cầu đề)
+ Nêu được sự giản dị của Bác: trong lối sống hàng ngày, cách nói,viết .. (có kèm dẫn chứng theo nội dung bài viết của tác giả Phạm Văn Đồng).
+ Lòng kính yêu, khâm phục Bác.
+ Liên hệ bản thân: Học tập ở Bác những phẩm chất tốt đẹp: đức tính giản dị trong ăn, mặc, trong giao tiếp ứng xử với mọi người
Tùy mức độ thực hiện bài viết của học sinh mà giáo viên chấm điểm phù hợp. Giáo viên cũng cần tôn trọng cảm nhận (theo hướng tích cực)của học sinh.
 ___________________________________________________

File đính kèm:

  • docon_tap_hk_ii_ngu_van_7_phan_doc_hieu_van_dung_cao_nam_hoc_20.doc