Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tiếng Việt (thông hiểu) - Năm học 2019-2020
Câu 1. Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rút gọn thành phần nào?
A. Chủ ngữ C. Vị ngữ
B. Cả chủ ngữ và vị ngữ lẫn D. Trạng ngữ.
Câu 2. Câu đặc biệt: “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.” dùng để làm gì?
A. Bộc lộ cảm xúc C. Nêu thời gian.
C. Liệt kê, thông báo . D. Gọi đáp
Câu 3. Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích?
A. Với quyết tâm cao độ, Lan đã vượt qua kì thi.
B. Ngày mai, lớp tớ đi học thể dục và lao động .
C. Chỉ bằng một ngọn roi, anh ấy quật ngã ba tên côn đồ.
D. Vì tương lai, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa
Câu 4. Trong các câu có từ “ được” sau đây, câu nào là câu bị động ?
A. Nó được phân minh.
B. Tôi được điểm mười.
C. Bạn Hồng được thầy khen.
D. Em được dự thi học sinh giỏi.
Câu 5. Trong các câu có từ “ bị” sau đây, câu nào là câu bị động ?
A. Tội phạm đã bị bắt.
B. Cơm bị thiu.
C. Ông tôi bị đau chân.
D. Dũng bị thầy phê bình.
Câu 6. Câu bị động có từ “được” hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào?
A. Tích cực B. Tiêu cực
C. Khen ngợi D. Phê bình
Câu 7. Câu bị động có từ “ bị ” hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào?
A. Tích cực B. Tiêu cực
C. Khen ngợi D. Phê bình
Câu 8. Cụm chủ vị in đậm trong câu sau đây làm thành phần gì trong câu?
Thầy em tóc đã bạc .
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
D. Phụ ngữ trong cụm động từ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập HK II Ngữ văn 7 - Phần tiếng Việt (thông hiểu) - Năm học 2019-2020
ộng có từ “được” hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào? A. Tích cực B. Tiêu cực C. Khen ngợi D. Phê bình Câu 7. Câu bị động có từ “ bị ” hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào? A. Tích cực B. Tiêu cực C. Khen ngợi D. Phê bình Câu 8. Cụm chủ vị in đậm trong câu sau đây làm thành phần gì trong câu? Thầy em tóc đã bạc . A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Phụ ngữ trong cụm danh từ. D. Phụ ngữ trong cụm động từ Câu 9. Đọc câu rút gọn sau đây : “ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy .” (Hồ Chí Minh ) Câu rút gọn trên đã lược bỏ thành phần nào ? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ . C. Trạng ngữ D. Chủ ngữ và vị ngữ. Câu 10. Trong các câu sau đây, câu nào có cụm từ “ mùa xuân” là câu đặc biệt ? A. “Mùa xuân của tôi - mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh” (Vũ Bằng ). B. “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim .” (Vũ Tú Nam). C. “Tự nhiên như thế : Ai cũng chuộng mùa xuân”. (Vũ Bằng ) D. “Mùa xuân ! Mỗi khi chim họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kỳ diệu”. (Võ Quãng ) Câu 11. Đọc đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng của câu đặc biệt (in đậm) là gì ? “ Trời ơi ! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn .” (Khánh Hoài ). A. Bộc lộ cảm xúc. B. Liệt kê ,thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng . C. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu . D. Gọi đáp . Câu 12. Xác định trạng ngữ trong câu sau đây : “ Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm, mưa xuân đã bắt đầu thay thế bằng mưa phùn .” (Vũ Bằng ) A. Thường thường, trời đã hết nồm B. Vào khoảng đó, trời đã hết nồm C. Thường thường, vào khoảng đó D. Mưa xuân bắt đầu thay thế bằng mưa phùn. Câu 13 . Trong những câu sau đây, câu nào có cụm từ “ mùa đông” làm thành phần trạng ngữ ? A. Mùa đông khủng khiếp đã đến rồi . B. Thời tiết sắp bước vào mùa đông . C. Mùa đông, cây lá đâm chồi, này l...dụng gì? “ Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm,tất tả chạy xông vào thở không ra lời : - Bẩmquan lớnđê vỡ mất rồi!” (Phạm Duy Tốn- Sống chết mặc bay) A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết được . B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu. Câu 17. Từ nào dùng sai trong các câu sau? A. Bạn Tài viết bài rất nhanh B. Bạn Ngọc đã đi học C. Đất nước ta ngày càng sáng sủa. D. Nó vùi đầu vào việc đọc sách Câu nào dưới đây là điệp ngữ. A. Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu B. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa hồng, Em trồng cả hoa thược dược C. Bố em rất giỏi, bố em biết hát, bố em biết múa D. Em mơ một giấc mơ _________________________________________________________________
File đính kèm:
- on_tap_hk_ii_ngu_van_7_phan_tieng_viet_thong_hieu_nam_hoc_20.doc