Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Lưu biệt khi xuất dương
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Lưu biệt khi xuất dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Lưu biệt khi xuất dương

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu I.KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả Phan Bội Châu (1867 - 1940) - Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An. - Là một trong những người thành lập Duy tân hội và lãnh đạo phong trào Đông du. - Sự nghiệp CM không thành nhưng lúc nào ở ông cũng sục sôi tinh thần yêu nước => Là một người yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, dám xả thân vì độc lập”những năm đầu thế kỉ XX - Là nhà thơ, nhà văn, là người khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: Phong trào Cần Vương thất bại ,đất nước mất chủ quyền Bài thơ Viết trong buổi chia tay với bạn bè lên đường sang Nhật Bản. 3. Nội dung a. Hai câu đề: Chí làm trai Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “yếu hi kì” tức là phải sống cho phi thường hiển hách, dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn. Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình. Tuyên ngôn về chí làm trai. b. Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm trước thời cuộc - ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên tải hậu” (nghìn năm sau) Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. c. Hai câu luận :Nhận thức và Tư tưởng mới mẻ ,táo bạo - nêu lên tình cảnh của đất nước: “non sông đã chết” và đưa ra ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc. - Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ: “hiền thánh còn đâu học cũng hoài” Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. d. Hai câu kết: Tư thế và khát vọng lên đường - “Trường phong” (ngọn gió dài) - “thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc) Hình tượng kì vĩ. - Tư thế: “nhất tề phi” (cùng bay lên) Hình ảnh đầy lãng mạn hào hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư thế vượt lên thực tại đen tối với đôi cánh thiên thần, vươn ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc tìm đường cứu sống giang sơn đất nước. =>Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. 4. Nghệ thuật Ngôn ngữ phóng đại, hình ảnh kì vĩ ngang tầm vũ trụ. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Đề bài 1 : Hình tượng nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong bài thơ “ Xuất dương lưu biệt” Gợi ý: A-Mở bài 1 -Giới thiệu tác giả -.Bài Xuất dương lưu biệt : + hoàn cảnh ra đời +là một cách bầy tỏ ,thật mạnh mẽ, chí khí của đấng anh hùng trong hoàn cảnh đầy bi kịch của đất nước ta ở những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi. B- Thân bài *Hai câu đề: - Phan Bội Châu là thế hệ nhà nho cuối cùng hát vang bài ca chí nam nhi, trở thành gạch nối giữa lí tưởng cao đẹp cúa các nhà nho chân chính với lí tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa + Chí nam nhi- nợ tang bồng- một quan niệm sống của nho gia xưa. Đó là một lí tưởng sống, một lí tưởng nhân sinh của các nhà nho phong kiến “ Công danh nam tử còn vương nợ” – PNL “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì xứng với núi sông” – NCT + Với Phan Bội Châu-Trong nhận thức của ngừời chí sĩ cách mạng thời đại, chí nam nhi được thể hiện với một cảm hứng mới lạ và táo bạo Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời Làm trai phải làm nên những chuyện hi kì- hiếm lạ, phải làm những chuyện lớn lao, kinh thiên động địa “ xoay chuyển trời đất”. Đó là một nhận xét tự tin ngang tàng, bướng bỉnh, song lạc quan Một nhận thức tích cực, tiến bộ, mang ý nghiã lịch sử sâu sắc: làm trai phải cứu đất nước ra khỏi vòng nô lệ phải tìm con đường xoay chuyển thời thế bởi Sinh thời thế phải xoay thời thế Nắm địa cầu vào môt tí con con Một nhận thức vượt qua hạn chế của thời đại, thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng thiên mệnh (Ngẫm hay muôn sự tại trời ..hay Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên ) Phan táo bạo đặt con người ngang hàng với vũ trụ. Càn khôn có thể xoay vần cuộc đời thì con người cũng có thể thay đổi thời thế Không phải thái độ khoa trương. Đó là một lời tự vấn tự nhủ của một trái tim đầy nhiệt huyết khôg phải chỉ là một quan niệm được nhắc đến theo cảm hứng theo thói quen trong văn học trung đại *Hai câu thực: - Ý thức trách nhiệm của con người trước thời cuộc tác giả đứng ra tự lãnh trách nhiệm trước cuộc đời - Ý thức về cái tôi trỗi dạy, Phan Bội Châu trực diện xưng danh ( không còn là hình ảnh người nam nhi phiếm định) Ý thức sứ mệnh lịch sử phải làm điều gì đó cho đất nước, do sự hối thúc của khát vọng lưu danh “ Cuộc thế trăm năm cần có ta không phải để hưởng lạc thú mà là để cống hiến cho đời để đáng mặt nam nhi để lưu danh thiên cổ” Đầu thế kỉ XX, sau những thất bại liên tiếp của các phong trào yêu nước chống Pháp, nỗi thất vọng bi quan đè nặng lên tâm thế của những người VN yêu nước. Tâm lí buông xuôi, an phận, cam chịu , Phan Bội Châu gọi đó là “ Cái vạ chết lòng” . Hai câu thơ là hồi chuông giục giã bản thân, là lời hối thúc của thời đại. Hai câu 3, 4 đối nhau, lấy cái phủ định để làm nổi bật điều khẳng định. Đó là một ý thơ sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. Lấy cái hữu hạn “bách niên” của một đời người đối với cái vô hạn “thiên tải” của lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu đó tạo nên một giọng thơ đĩnh đạc, hào hùng, biểu lộ một quyết tâm 2 và khát vọng trong buổi lên đường. vỡ thế, trờn bước đường cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua muôn vàn thử thách và nguy hiểm, ông vẫn bất khuất, lạc quan: “Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!” (Cảm tác trong nhà ngục Quảng Đông) Cảm hứng lãng mạn lại được gắn với những hình tượng kì vĩ, trường tồn: đất cao, trời rộng, cuộc nhân sinh của một đời người và cả tương lai nối dài sau lưng( muôn thủa) làm tăng đến vô cùng sức mạnh của khát vọng và niềm tin *Hai câu kết - Gắn chí làm trai vào hoàn cảnh của đất nước - Đặt ra vấn đề sống thời đại, lẽ vinh nhục của người nam nhi gắn liền với sự tồn vong của đất nước - Phan Bội Châu từng viết “ Bôi mặt thờ kẻ thù sẽ là một vật bẩn thỉu trong vũ trụ ..sao bằng ngẩng đầu lên làm một kẻ lỗi lạc của Tổ Quốc”. Tư tưởng đó rất gần gũi với tinh thần yêu nước của Đồ Chiểu song có phần quyết liệt hơn khi Phan viết “ Non sông đã chết sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” . Thơ văn Đồ Chiểu ít nhiều còn vương vấn hai chữ trung hiếu. Phan Bội Châu lại khác, ông dám đối mặt với cả nền học vấn xưa cũ để rút ra một chân lí “ Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích gì được trong thời buổi nước mất nhà tan, nếư chỉ khư khư ôm giữ là ngu mà thôi ( cái điều mà trước đó Nguyễn Khuyến đã từng nói nhưng có phần nhẹ hơn: sách vở ích chi thời buổi ấy/ áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già”) - Phan Bội Châu có được một dũng khí một thái độ quyết liệt đó, trước hết là nhờ một lòng yêu nước nồng cháy, một bầu nhiệt huyết sục sôi và cũng nhờ luồng tư tưởng canh tân, những tân thư đang ào ạt xâm nhập vào Việt Nam Tư tưởng táo bạo tiên phong của một nhà cách mạng tiền bối. Tầm nhìn xa trông rộng, gạt bỏ những cũ kỹ, lạc hậu lấy hành động là thước đo quan trọng nhất cảu người anh hùng *Hai câu kết: - Mong đuổi theo con gió lớn vượt bể đông đó là khát vọng tìn con đường đi mới cho cách mạng Việt Nam - Tư thế buổi lên đường đầy hào hứng. Những hình ảnh kì vĩ lớn lao “ bể đông, cánh gió, muôn trùng” diễn tả tư thế hăm hở ra đi. Tâm thế hào hùng, coi thường những khó khăn trước mắt - Hình ảnh lãng mạn hào hùng, dường như con người được chắp thêm đôi cánh thiên thần bay bổng trên thực tại tối tăm, những thế lực trở ngại trở thành những yếu tố kích thích cho một cuộc ra đi hùng tráng. 5.Đánh giá Bài thơ Thất ngôn bát cú ,giọng điệu sôi nổi đầy nhiệt huyết Bút pháp lãng mạn Hình ảnh người chí sĩ CM với khát vọng cháy bỏng trong buổi lên đường C. Kết bài Đề 2 :(Tự làm) Qua Bài Lưu biệt khi xuất dương, Phan Bội Châu, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay? 3 ÔN TẬP VỘI VÀNG ( Xuân Diệu ) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Tác giả a.Cuộc đời - Xuân Diệu (1916 – 1985) còn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. - Xuất thân trong một gia đình nhà nho - Quê: + Quê cha: huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh + Quê mẹ: huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định + Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn (Bình Định) - Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự lực văn đoàn. - Xuân Diệu tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông hăng say hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cả đời ông gắn bó với nền văn học dân tộc. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Năm 1983, Xuân Diệu được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức. b. Sự nghiệp văn học - Sáng tác của Xuân Diệu được chia làm hai giai đoạn: trước Cách mạng và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Trước Cách mạng tháng Tám: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) + Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo + Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. - Sau cách mạng: thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự. Ông cổ vũ và hăng hái thể nghiệm khuynh hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ. => Xuân Diệu là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học VIệt Nam hiện đại. Ông xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. Ông đươc Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). - Những tác phẩm chính: SGK 2. Bài thơ “Vội vàng” - Xuất xứ: in trong tập “Thơ thơ” (1938) - Là một bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám - Bố cục: 3 đoạn + Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết + Đoạn 2 (17 câu thơ tiếp): thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian. + Đoạn 3 (9 câu thơ còn lại): lời giục giã hãy sống vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ. ->Ba đoạn thơ này vận động vừa rất tự nhiên về cảm xúc, vừa rất chặt chẽ về luận lí. 3. Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ: a. Nội dung: Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. * Đoạn một: 4 - 4 câu đầu : Khát vọng mãnh liệt của cái tôi lãng mạn ,bay bổng như muốn đoạt quyền của tạo hóa + Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn,dồn nén cảm xúc + điệp từ “tôi muốn” khát vọng mãnh liệt + tắt nắng, buộc gió để màu sắc ko tàn phai , để mùi hương ko bay đi -> ước muốn níu giữ thời gian,ngưng đọng cả không gian - 7 câu tiếp: bức tranh thiên nhiên mùa xuân và niềm vui say ngây ngất của nhà thơ + Bức tranh mùa xuân: hình ảnh ong bướm dập dìu, hoa nở trên đồng nội ,cành tơ; âm thanh của yến oanh ca hot; ánh bình minh của mùa xuân “ánh sáng chớp hàng mi” -> bức tranh được cảm nhận bằng mọi giác quan, có đôi có lứa , căng tràn sức sống + điệp tư “của” + liệt kê chỉ ra sự phong phú bất tận của thiên nhiên , như một thiên đường được bày ra giữa trần gian. + Điệp từ “này đây” như tiếng reo vui của thi nhân khi lạc vào khu vườn đầy hương sắc + Lối diễn đạt của thơ ca hiện đại phương Tây ( Này đây .môi gần )-> XD lấy vẻ đẹp làm chuẩn mực cho thước đo của cái đẹp. Với XD mùa xuân là 1 nàng xuân và tháng giêng tươi đẹp như cặp môi của nàng xuân ấy => Bức tranh mùa xuân được cảm nhận bằng nhiều giác quan ,có hinh ảnh ,màu sắc mùi hương,ánh sáng,âm thanh và căng tràn nhựa sống - Hai câu cuối : Tâm trạng trái ngược của nhà thơ sung sướng nhưng vội vàng ,tiếc nuối * Đoạn hai: - 9 câu đầu “ Xuân ..đất trời”:Cảm nhận về bước đi của thời gian và nhận ra sự hữu hạn của đời người ,của tuổi trẻ + Kiểu câu định nghĩa “ nghĩa là” ,giọng điệu như tranh luận với ai đó về thời gian + thơ xưa cảm nhận về thời là 1 vòng tuần hoàn khép kín ( Mãn Giác thiền sư) với tâm thế bình thản ,tĩnh tại + XD thời gian là dòng chảy tuyến tính ,một đi ko trở lại qua cách nói tương phản đối lập : tới /qua, non/già + Nhận ra sự mất mát ,hữu hạn của mùa xuân ,tuổi trẻ ,đời người “Lòng tôi .đất trời”-> Tâm trạng tiếc nuối - 6 Câu tiếp “Mùi hôm” + Qua cảm nhận của một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trong mỗi khoảnh khắc thời gian .ko gian và vạn vật như đang diễn ra những cuộc chia ly . Khoảnh khắc nào cũng là một chia lìa, một mất mát. + Sự cảm nhận rất mới là của XD về thời gian : “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt” ->Đây là hai câu thơ thể hiển rất rõ cách cảm nhận tinh tế về thời gian của Xuân Diệu. Cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng cả khứu giác “mùi tháng năm”, cả vị giác “vị chia phôi”. + Câu hỏi tu từ “ phải chăng hờn .đi?/ Phải chăng .sửa?”-> tâm trạng buồn ,hờn dỗi tiếc nuối ,thời gian làm phai tàn tất cả -2 Câu cuối : Chẳng bao giờ .hôm” + Câu cảm thán “chẳng bao giờ...! như một tiếng than bật thốt lên + lời giục giã ,bừng tỉnh khi nhận ra qui luật khắc nghiệt của tạo hóa * Đoạn ba 9 câu cuối : lời giục giã hãy sống vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời - Cách xưng hô : Tôi -> Ta sự chuyển đổi cho thấy ko còn là cái khát vọng riêng tư nữa , mà là sự hòa chung với mọi người để cùng tận hưởng để cùng cống hiến - Điệp ngữ “Ta muốn” +Sử dụng động từ mạnh tăng tiền dần : ôm, riết ,say, thâu ,cắn đã nói lên được cái ham muốn khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. - Tính từ chỉ trạng thái :chếnh choáng, đã đầy,no nê 5 - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Đây chính là đỉnh điểm của sự khao khát cháy bỏng của nhà thơ.Dưới ngòi bút của Xuân Diệu và trong ánh mắt “xanh non”, “biếc rờn” của thi sĩ, mùa xuân hiện lên rõ rệt và sống động như có hình có dáng, có hồn có sắc “Xuân hồng”. Mùa xuân như môi, như má của một người thiếu nữ trẻ trung, tràn trề nhựa sống và đẹp xinh, trinh nguyên đang rạo rực yêu đương, hay như một quả chín ngọt thơm trong vườn -> vội vàng nhưng mang nhân sinh quan tích cực ,biết quí trọng từng giây phút của cuộc đời + - Nghệ thuật: + Thể thơ tự do + Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. + Giọng điệu say mê, sôi nổi + Những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. + Sử dụng thành công nghệ thuật điệp, đối, những động từ mạnh, những từ láy . II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu: “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” ĐỀ 2: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu: Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian; Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.... Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ? 6 Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa. Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm. Hướng dẫn đề 1 A. MỞ BÀI - Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: (Ông được mệnh danh là “ông hoàng của thi ca tình yêu”“nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.) - Giới thiệu Bài thơ; “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ” là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Diệu viết về mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. - Tác phẩm để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây: “Tôi muốn tắt nắng đi Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” B.Thân bài -4 câu đầu: những khát vọng mãnh liệt và táo bạo của thi nhân + Bốn câu đầu có lẽ là độc đáo nhất trong bài thơ vì chỉ riêng nó là thể ngũ ngôn. Nó ngắn , nhịp điệu gấp gáp -> phù hợp cho việc thể hiện những cảm xúc vồ vập của thi nhân. + Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần cùng với đó là hai động từ mạnh “tắt, buộc” đã làm nổi bật khao khát của nhà thơ. +Đó là khao khát “tăt nắng, buộc gió” để giữ lại màu hoa “Cho màu đừng nhạt mất”, để giữ lại sắc hương “cho hương đừng bay đi”. Đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa. -7 câu tiếp:Lí giải cho những ước muốn kì lạ ở trên của nhà thơ + Điệp từ điệp ngữ “ của”, “này đây” kết hợp biện pháp liệt kê cho thấy sự phong phú bất tận của thiên nhiên, mùa xuân như một bữa tiệc của trần gian, như một thiên đường trên mặt đất + Bảy câu thơ trên là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân được vẽ bằng một hồn thơ có “Cặp mắt xanh non biếc rờn”, được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu nên cảnh vật như có đôi có lứa căng tràn nhựa sống : ong bướm – tuần tháng mật, lá của cành tơ, yến oanh- khúc tình si + Bức tranh mùa xuân được cảm nhận bằng nhiều giác quan nên nó có đầy đủ hình ảnh ,màu sắc, đường nét ,mùi vị ,ánh sáng,âm thanh + Đoạn thơ thể hiện những cảm nhận rất tinh tế ,lãng mạn và mới lạ của XD – người trí thức Tây học chịu ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn Pháp và của một thi sĩ luôn nhìn đời bằng cặp măt xanh non *Của ong bươm...tháng mật” -> câu thơ gợi nhiều liên tưởng. Tuần tháng mât” của ong bướm là mùa của ong bướm dập dìu tìm hoa hút mật, tuần tháng mật của hạnh phúc tuổi trẻ ,thời điểm đẹp nhất của đời người .XD lấy cái hạnh phúc đẹp đẽ nhất của đời người để nói về mùa xuân * “Và này.....gõ cửa”-> ánh sáng mùa xuân thật đẹp, thứ ánh sáng ban mai của mùa xuân lung linh như ánh chớp hàng mi của người thiếu nữ ( hoặc như phát ra từ cái chớp mắt của người thiếu nữ) -> liên hệ “ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”/ với XD mỗi ngày mới lại rạo rực chờ đón chờ những niềm vui * “ Tháng giêng...môi gần” :-> Đây là một cách so sánh đầy gợi cảm. Tháng giêng thanh tân, diễm lệ, đầy ánh sáng, màu sắc, âm thanh và hương thơm trờ thành “cặp môi gần” rất “ngon, ngọt” của người tình nhân. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người. Và tuổi trẻ hạnh phúc nhất là được sống trong tình yêu, hình ảnh cặp môi gần đã gợi ra cái ngọt ngào của tình yêu. 7 Ở đây, trong sự so sánh giữa thiên nhiên và con người, Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc một quan niệm nghệ thuật về con người rất mới mẻ. Thơ ca cổ điển thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp. Mọi cái đẹp trong vũ trụ phải đem so sánh với cái đẹp của thiên nhiên. Bởi vậy khi miêu tả nét đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã lồng vào biết bao nhiêu cái đẹp của thiên nhiên: “Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Còn Xuân Diệu đưa ra một tiêu chuẩn khác: con người mới là chuẩn mực của cái đẹp trong vũ trụ này. Bởi con người là tác phẩm kì diệu nhất của tạo hóa. Nên mọi vẻ đẹp trong vũ trụ phải đem so sánh với vẻ đẹp của con người. Quan niệm nghệ thuật này là một đóng góp mới mẻ của Xuân Diệu. -2 câu cuối: - Thơ XD trước Cm thường mang 2 tâm trạng trái ngược nhau , tưởng như mâu thuẫn nhưng lại thống nhất trong hồn thơ của ông đó là tình yêu tha thiết cuộc sống nhưng có lúc lại cô đơn ,chán nản hoài nghi - Tâm trạng trái ngược của nhà thơ sung sướng nhưng vội vàng ,tiếc nuối. “Sung sướng” là tâm trạng: hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, tươi vui đón nhận cuộc sống bằng tình cảm trìu mến, thiết tha gắn bó. Còn “vội vàng” là tâm trạng tiếc nuối bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới. Vì thế dù đang sống trong mùa xuân nhưng thi nhân đã cảm thấy tiếc nuối mùa xuân ngay khi đang ở trong mùa xuân “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. - Đánh giá : +Thể thơ tự do, sử dụng nhiều điệp ngữ, điệp từ, so sánh ẩn dụ + Lối diễn đạt mới lạ của thơ ca hiện đại + Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp ,căng tràn sức sống + Tình yêu đắm say cuộc sống của nhà thơ C. Kết bài * HƯỚNG DẪN ĐỀ 2 A. MỞ BÀI - Giới thiệu tác giả - Giới thiệu bài thơ ,đoạn thơ “Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua .. Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm” B. THÂN BÀI 1. Khái quát: Bài thơ “Vội vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ”, xuất bản năm 1938 là bài thơ tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung. “Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu. 2. Nội dung phân tích, cảm nhận: * 9 Câu đầu :Cảm nhận về thời gian Đoạn thơ sử dụng câu theo lối định nghĩa ,lí giải với điệp từ “nghĩa là” giọng điệu như tranh luận với ai đó về thời gian - “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” + Thời gian trong thi ca trung đại là “thời gian tuần hoàn”, nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục tái diễn, hết một vòng lại quay về điểm xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi. Mà đã là vòng tuần hoàn thì thời khắc, thời đoạn có ra đi thì cũng quay trở về. Quan niệm “thời gian tuần hoàn” xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian. 8 .+ Cách dùng cặp từ đối lập trong hai câu thơ “Tới – qua”, “non – già” đã cho người đọc thấy được sự cảm nhận rất đỗi tinh tế của thi nhân về bước đi của thời gian. Thời gian như dòng chảy không ngừng nghỉ. Cái ta đang có cũng là cái ta đang mất, trong hiện tại đã có quá khứ và hé mở tương lai. - “Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ” + Chữ “xuân” được điệp đi điệp lại nhều lần. “Xuân” ấy vừa là xuân của đất trời vừa là “xuân” của cuộc đời, của tuổi trẻ. Mỗi lần nhắc lại là mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân. Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà “xuân” của đời người “hết” thì “tôi cũng mất”. Dù lòng yêu có “rộng” đến bao nhiêu thì “lượng trời” vẫn cứ chật. Nên “tuổi trẻ nhân gian” không thể “dài” thêm mãi. Ở đây, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ (tới – qua, non – già, rộng – chật, xuân tuần hoàn, tuổi trẻ chẳng hai lần, còn – chẳng còn) để làm nổi bật tâm trạng nuối tiếc thời gian, cuộc đời. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân rồi cũng tuần hoàn nhưng tuổi xuân của con người chỉ có một lần, đã qua là qua mãi. Cho nên Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !” Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại “chẳng hai lần thắm lại” thì làm chi có sự tuần hoàn ! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn. “Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời” Đọc hai câu thơ, ta cảm nghe rất rõ tiếng thở dài bất lực của thi nhân. Ta nghe rõ cả cái bâng khuâng, nuối tiếc của nhà thơ phả vào đất trời. Dường như trước mắt người đọc là cả một trời tiếc nuối. Tâm trạng ấy của Xuân Diệu ta cũng bắt gặp trong bài thơ “Giục giã”: “Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn Vừa xịch gối chăn mộng vàng tan biến Dung nhan xê động sắc đẹp tan tành Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh Vừa ngoảnh lại cả lầu chiều đã vỡ” *6 Câu tiếp Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát lớn lao. Sự tàn phai không chỉ đến “khắp sông núi” mà còn ở từng cá thể. Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan sắc thiên nhiên diệu kỳ này bước vào độ tàn phai. Một sự tàn phai không thể nào tránh khỏi: - “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt” Đây là hai câu thơ thể hiển rất rõ cách cảm nhận tinh tế về thời gian của Xuân Diệu. Cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng cả khứu giác “mùi tháng năm”, cả vị giác “vị chia phôi”. Khoảnh khắc nào cũng là một chia lìa, một mất mát. Và dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát, chia phôi. Cho nên, thời gian thấm đẫm hương vị của sự chia lìa. Dậy lên đó đây khắp không gian là lời than thở tiễn biệt “khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”. Nó là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian, mà sâu xa hơn là mỗi sự vật thời gian đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần 9 đời của chính nó. - “Con gió xinh thì thào trong lá biếc Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?” Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh của thiên nhiên tươi vui của mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương. Gió phải chia tay với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng ngừng bặt, vì chúng buồn tiếc cho mùa xuân sắp trôi qua. Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật trong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi không bao giờ trở lại của thời gian ấy. - “Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm” + Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng . + Lời giục giã vì "mùa chưa ngả chiều hôm", nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả “Mau đi thôi”. Thế đấy, không thể “buộc gió”, không thể “tắt nắng”, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống. Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm "Thơ tiếc cảnh": "Xuân xanh chưa dễ hai phen lại Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên". Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong "Vội vàng" về màu thời gian, về sắc thời gian, về tuổi trẻ. Cũng qua đó để hiểu thêm về lòng ham sống đến nhiệt cuồng của nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. *Đánh giá Cách cảm nhận về thời gian là xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời mỗi người đều vô cùng quý giá, chính vì một khi đã mất đi là vĩnh viễn mất đi! Quan niệm ấy khiến cho con người biết quý từng giây phút của đời mình. Và người ta biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết sống. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống “Vội vàng”. Sử dụng phép điệp ngữ, điệp cấu trúc; giọng điệu thơ sôi nổi nhưng không tạo được niềm vui vì không che giấu sự nuối tiếc, xót xa, hờn dỗi (nói làm chi, nếu, tiếc ); Hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ. Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu ý nghĩa mang đậm dấu ấn Xuân Diệu. C. KẾT BÀI: - Tóm lại, đoạn thơ thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời của một nhà thơ vốn khao khát sống, sống mãnh liệt hết mình. - Qua đoạn thơ, người đọc thêm trân trọng quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực, cảm xúc chân thành của một tâm hồn nghệ sĩ luôn cháy bỏng niềm yêu cuộc sống. Nói như Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh: "Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống". 10
File đính kèm:
on_tap_ngu_van_lop_11_van_ban_luu_biet_khi_xuat_duong.pdf